Connect with us

    Hi, what are you looking for?

    Chiến lượt đầu tư

    Phần 6: Thực hành VSA – Giai đoạn Phân phối

    I. Khái niệm về giai đoạn đoạn phân phối là gì?

    Ở vùng đỉnh tiềm năng của một thị trường uptrend, nhiều smart money sẽ tìm cách bán cổ phiếu mà họ đã mua ở vùng giá thấp trươc đó để chốt lời. Hầu hết các nhóm smart money đều đặt lệnh bán một lượng rất lớn cổ phiếu, họ không bán tại một mức giá cố định mà họ sẽ bán trong một vùng giá. Khi họ chưa bán hết lượng cổ phiếu của mình mà giá giảm mạnh thì họ sẽ lập tức mua trở lại nhằm mục đích đỡ không cho giá giảm sâu để họ tiếp tục bán được hàng với giá tốt hơn. Quá trình này được gọi là quá trình phân phối và cần phải mất một khoảng thời gian để quá trình này kết thúc.

    Lưu ý: Như phần trên chúng ta đã nói, trước khi chúng ta chọn ra một danh mục cổ phiếu để giao dịch, chúng ta cần xác định một nhóm Ngành hoặc nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường. Đó chính là nhóm cổ phiếu sẽ có khả năng dẫn dắt thị trường khi uptrend. Nhóm cổ phiếu này sẽ tăng trước thị trường, nhưng cũng điều chỉnh trước thị trường. Một trong những tín hiệu tạo đỉnh của thị trường chính là khi nhóm dẫn dắt có tín hiệu tạo đỉnh. Bạn hãy note lại điều này vì nó rất quan trọng trong suốt quá trình giao dịch của bạn.

    Như chúng ta đã biết khi giá có dấu hiệu dừng lại sau một xu hướng, lúc này chúng ta đối diện với 2 kịch bản: Hoặc là cổ phiếu bắt đầu tích lũy lại hoặc là bắt đầu giai đoạn phân phối. Giai đoạn tích lũy lại là điểm tạm dừng của một xu hướng uptrend, phân phối là sự kết thúc của xu hướng uptrend. Cho dù chúng ta chọn kịch bản nào thì cũng đều có rủi ro.

    Thật mỉa mai khi nói rằng các dấu hiệu ban đầu của giai đoạn phân phối cũng giống như giai đoạn tích lũy lại. Điều này giống như là sự phân phối là phiên bản ác của tích lũy lại. Rất may, chúng vẫn có những đặc điểm để phân biệt. Chúng ta sẽ thực hành để phân biệt sự khác nhau đó!

    Hành động giá dừng lại sau một xu hướng downtrend xuất hiện với tín hiệu đầu tiên là PSY và sau đó giá tăng kèm theo xuất hiện điểm BCLX. Một BCLX là một sự hồi phục giá với khối lượng cao. Ở đây biên độ giá rất rộng và lỏng nẻo. Việc tăng giá này thường xuất hiện kèm theo các tin tốt (nhưng đôi khi không cần tin tốt). Biến động giá tăng mạnh (với tin tốt) sẽ làm cho các nhà đầu tư mua bán rất mạnh. Tại thời điểm này mọi người có cảm giác gì đó về công ty rất tích cực vào tương lai. Những tin tức đó mang lại cho các nhà đầu tư sự can đảm để mua vào. Hành động quá mua này thực sự là một hành động dừng và giá sẽ bị điều chỉnh trở lại và hình thành một vùng giao dịch ở giữa đường kháng cự và hỗ trợ.

    BCLX và AR chính là ranh giới ở trên và dưới của phạm vi giao dịch trong một khoảng thời gian. Trong phạm vi này sẽ xuất hiện các tín hiệu đặc trưng để chúng ta biết đây là giai đoạn tích lũy lại hay là một giai đoạn phân phối. Chúng ta đã nghiên cứu giai đoạn tích lũy lại ở phần trước.

    Tóm lại sự hấp thụ cổ phiếu là vận động chính của giai đoạn tích lũy lại. Trong quá trình phân phối, điều ngược lại đang xảy ra, sự phân phối cổ phiếu diễn ra là chính. Tại đây smart money đang tìm cách bán ra tất cả cổ phần họ nắm giữ.

    Việc phân phối tất cả lượng cổ phiếu lớn mà họ nắm giữ là một công việc không đơn giản. Nó đòi hỏi kỹ năng và sự kiên nhẫn. Smart money họ mua sỉ ở giai đoạn tích lũy và bán lẻ ở giai đoạn phân phối. Họ mua khi tin tức xấu xuất hiện và họ bán khi tin tức tốt xuất hiện. Điều này nghe có vẻ vô nghĩa nhưng thực tế nó lại rất logic. Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về điều này. Smart money mua khi có thể và bán khi họ cần phải bán. Chúng ta đã nghiên cứu sự vận động của quá trình tích lũy lại, giờ chúng ta sẽ nghiên cứu về quá trình phân phối.

    Ai sẽ là người mà Smart money sẽ phân phối cổ phiếu? Đáng buồn thay công chúng, những nhà đầu tư nhỏ lẻ chính là đối tượng phân phối này. Họ chính là những người sẽ nắm giữ cổ phiếu trong suốt quá trình downtrend trong tương lai. Khi chúng ta nói rằng smart money bán lẻ có nghĩa là họ phải bán theo các lô nhỏ cho công chúng. Điều này được thể hiện ở cột khối lượng tăng lên trong những phiên giảm giá. Smart money họ nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu, vì vậy để bán hết họ cần một khoảng thời gian. Bởi vì nếu họ đặt lệnh bán quá nhiều sẽ dẫn đến giá giảm mạnh. Do đó cổ phiếu phải được phân phối một cách cẩn thận và từ từ với khối lượng vừa đủ để công chúng có thể hấp thụ. Điều này đòi hỏi một kỹ năng.

    Tích lũy lại là nghệ thuật làm cho các nhà đầu tư bán hàng ra với những phiên spring và shakeout. Phân phối là nghệ thuật cao trong việc giữ giá bên trong phạm vi giao dịch để khuyến khích công chúng mua vào. Chiến lược phân phối của smart money thường là bán trong những đợt phục hồi trong phạm vi phân phối và bán đỉnh điểm khi giá chạm đường kháng cự trên. Sau đó khi giá điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ họ sẽ dừng bán, thậm chí có thể đặt một số lệnh mua vào để đỡ giá ở quanh đường hỗ trợ. Điều này diễn ra liên tục trong suốt quá trình phân phối. Smart money luôn trong tình trạng cố gắng bán nhiều và nhanh nhất có thể vì ở giai đoạn này cũng xuất hiện những smart money khác muốn bán ra. Ở đầu của giai đoạn phân phối thường chưa xuất hiện nhiều nhóm smart money bán ra, nhưng theo thời gian sẽ càng xuất hiện nhiều người muốn bán. Đây là thời điểm sẽ xuất hiện các tín hiệu báo hiệu bắt đầu của xu hướng downtrend.

    Smart money có thể là các tổ chức, nhưng không phải tổ chức nào cũng có thể làm smart money. Vì vậy, khi một căn phòng chứa đầy những con voi lớn đều muốn thoát ra ngoài, điều này sẽ xuất hiện sự bế tắc. Điều này dẫn đến các nền giá thấp hơn và thấp hơn.

    Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích các hoạt động của quá trình phân phối khác nhau và các chiến thuật phù hợp để hành động.

    Sơ đồ mô tả các loại mẫu hình phân phối

    Trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu sơ đồ bên dưới để làm quen với các đặc tính chính của giai đoạn phân phối.

    Một trong những tín hiệu đáng tin cậy của quá trình phân phối là sự xuất hiện các phiên tạo niềm tin sau khi phân phốiUTAD (Upthrush after Distribution). Một điểm UTAD giống như phiên Spring đảo ngược vì nó là điểm dừng tạm thời ở một mức giá cao mới trước khi bắt đầu xu hướng downtrend. Những gì xuất hiện sau điểm UTAD chính là giá giảm mạnh về đường hỗ trợ kèm theo khối lượng lớn và biên độ giá giảm mạnh. Bạn hãy đặt câu hỏi ở điểm UTAD: Có bao nhiêu lực cầu ở mức giá cao mới? Một lực cầu mua vội vàng sẽ khiến giá tăng về lại vùng giá ở điểm UT trước đó. Nhưng sự tăng giá này thất bại vì lực cầu quá yếu, lúc này smart money kết luận rằng không có đủ cầu nên họ sẽ bắt đầu bán trên quy mô lớn khiến giá về lại vùng hỗ trợ.

    Sơ đồ giai đoạn phân phối kiểu số 1

    PSY – preliminary supply

    Đây là nơi mà Smart money bắt đầu phân phối cổ phiếu sau một giai đoạn uptrend. Sau một xu hướng tăng mạnh mẽ, giá sẽ biến động đỉnh điểm với các thanh upbar và khối lượng tăng mạnh. Giá sau đó giảm trở lại như một sự điều chỉnh kỹ thuật thông thường. Bạn sẽ nhận ra rằng các thanh upbar với khối lượng cao cực đại là bằng chứng của sự phân phối, và thường sự điều chỉnh giá thường sâu hơn những lần điều chỉnh trong xu hướng tăng. Ngoài ra, thời gian ở giai đoạn điều chỉnh này cũng dài hơn các giai đoạn tạm dừng trong một xu hướng tăng. Khi kết thúc đợt điều chỉnh này, giá bắt đầu hồi phục mạnh vượt qua PSY và duy trì ở mức đỉnh mới BCLX. Tỷ lệ giai đoạn phục hồi này có thể nhanh bằng hoặc nhanh hơn khi giá tăng lên PSY. PSY là bằng chứng đầu tiên về hành động phân phối của smart money khi xu hướng uptrend đang hoàn thiện.

    BCLX – Buying Climax

    Khi giá hồi phục từ PSY lên BCLX biên độ giá rất rộng và khối lượng tăng rất lớn. Lực mua đạt đến đỉnh điểm, và toàn bộ lực cầu mua này của đám đông sẽ được thỏa mãn hết bởi smart money ở gần mức giá cao nhất. Thường thì đợt giá tăng này đi kèm với các thông tin tích cực về cổ phiếu. Nhà giao dịch, nhà đầu cơ, các tổ chức và công chúng đang rất hưng phấn bởi các thông tin tốt này và họ sẽ lao vào mua đẩy giá lên mức cao mới, đây là lúc smart money bắt đầu phân phối vì vậy khối lượng giao dịch thường rất lớn. Đôi khi khối lượng ở PSY cũng rất cao nhưng thường thì khối lượng ở BCLX là cao nhất. Sự tăng giá có thể kết thúc khi xuất hiện các thanh giá biên độ rộng nhưng giá đóng cửa thấp hoặc các thanh giá có biên độ hẹp kèm khối lượng lớn chứng tỏ smart money đang phân phối hàng ra. Giá bắt đầu giảm mạnh sau đó là tín hiệu nhận điểm BCLX.

    Dưới đây là một số mẫu hình nhận diện

    AR – Automatic reaction (Điều chỉnh tự động).

    Với việc lực cầu mua ở điểm BCLX giảm mạnh kèm theo nguồn cung tăng lên sẽ xuất hiện phiên AR. Mức giá thấp của phiên AR giúp xác định đường hỗ trợ của giai đoạn phân phối. Đây là một sự giảm giá mạnh và nhanh từ BCLX về vùng giá của PSY. Sự sụt giảm này kèm theo các thanh bar có biên độ giá rộng và khối lượng lớn. Đây là bằng chứng cho sự xuất hiện một lượng cung cực lớn áp đảo toàn bộ lệnh đặt mua, điều này dẫn đến giá giảm nhanh và mạnh hơn tất cả các đợt điều chỉnh kỹ thuật để tích lũy lại trong xu hướng tăng trước đó. Khi AR được thiết lập, chúng ta sẽ vẽ một đường hỗ trợ cắt qua mức giá thấp nhất và đường kháng cự ở mức giá cao nhất của BCLX. Đây là giới hạn của sự vận động giá trong tương lai.

    Sau khi xác định được đường kháng cự và hỗ trợ, chúng ta cần chờ đợi để xuất hiện các tín hiệu xác nhận đây là giai đoạn tích lũy lại hoặc phân phối. Việc này cần nhiều thời gian để quan sát.

    ST – Secondary test

    Động lượng chuyển động của giá là kết quả của hành động tăng giá mạnh lên BCLX trước đó. Động lượng là một điều kiện giúp cho smart money có thể phân phối cổ phiếu trong nhiều tuần thậm chí vài tháng tới. Sau AR sẽ xuất hiện một đợt hồi phục về khu vực kháng cự. Đợt hồi phục có thể không chạm hoặc vượt qua đường kháng cự và điều này sẽ hình thành ST. Sau khi hình thành điểm ST giá sẽ điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ. Ở đỉnh của ST xuất hiện thanh bar đảo chiều với khối lượng cao. Khi giá giảm trở lại thì khối lượng vẫn ở mức cao trung bình hoặc hơn trung bình. Đây chính là những bằng chứng xác nhận smart money đang phân phối rất mạnh, đây chính là lý do sinh ra sự kháng cự ở đỉnh. Có thể sẽ xuất hiện nhiều điểm ST trong giai đoạn phân phối.

    SOW – sign of weakness

    Đây là dấu hiệu chỉ ra rằng khả năng tăng của giá là rất yếu. Đây là những tín hiệu rất hữu ích để bạn quan sát khi thấy dấu hiệu thị trường chuẩn bị đảo chiều downtrend hoặc sideway. Sau ST hoặc UT, giá sẽ bị điều chỉnh về đường hỗ trợ với các thanh bar có biên độ rộng và khối lượng lớn .Tín hiệu SOW là những phiên giá điều chỉnh mạnh thủng đường hỗ trợ (hoặc thủng đường hỗ trợ gần nhất) kèm theo biên độ giá rộng và khối lượng lớn. AR và tín hiệu SOW đầu tiên xuất hiện cho thấy sự thay đổi về đặc điểm chính của hành vi giá đó là Cung đang lớn hơn Cầu. Khi xuất hiện SOW, đây là cảnh báo cho các đợt hồi phục giá cuối cùng sau đó để xác nhận kết thúc giai đoạn phân phối.

    Sau khi bạn thấy xuất hiện các tín hiệu cho thấy cổ phiếu đã suy yếu, hãy quan sát các thanh bar tiếp theo để xác nhận. Dưới đây là một số mẫu hình xác nhận tín hiệu SOW để bạn tham khảo:

    Theo sau phiên SOW là một thanh downbar có biên độ rộng kèm theo khối lượng lớn, giá đóng cửa ở vùng thấp nhất. Ở đây chúng ta thấy khối lượng giao dịch lớn thể hiện rằng có cầu tham gia mua vào tuy nhiên lực cung quá lớn đang áp đảo cầu. Điều này một lần nữa được xác nhận vào cuối phiên khi giá đóng cửa ở mức thấp nhất. Điều này sẽ dẫn đến những phiên giảm giá tiếp theo.
    Theo sau phiên SOW là một thanh bar có biên động giá rộng kèm theo khối lượng lớn và giá đóng cửa ở mức cao.

    LPSY – last point of supply.

    Sau khi test đường hỗ trợ ở phiên SOW, một sự hồi phục yếu ớt với các thanh upbar có biên độ giá hẹp và khối lượng thấp cho thấy thị trường đang gặp khó khăn để tăng trở lại. Việc khó khăn phục hồi giá có thể do mất Cầu hoặc Cung lớn hoặc cả hai. LPSY đại diện cho sự cạn kiệt Cung và đây có thể là đợt phân phối cuối cùng của Smart money trước khi bắt đầu xu hướng downtrend thực sự. LPSY không còn động lực để quay trở lại vùng kháng cự trên mỗi khi bị điều chỉnh lại. LPSY là những điểm để bán cuối cùng. Đây là điểm giá cao nhất cuối cùng mà smart money sẽ bán ra tất cả các phiếu còn lại cho công chúng khiến cho giá không thể phục hồi trở lại. Giá sẽ không thể hồi phục lại mức này, đây là thời điểm quá trình phân phối gần như đã hoàn thành. Có thể sẽ xuất hiện nhiều điểm LPSY và các điểm sau thường thấp hơn các điểm trước.

    Bạn hãy dành thời gian nghiên cứu các mẫu hình phân phối này và thực hành thật nhiều, nhưng hãy nhớ rằng trên thực tế sẽ xuất hiện nhiều dạng biến thể khác nhau và rất khó xác định. Điều quan trọng là bạn phải xác định được các giai đoạn mặc dù đôi khi việc này có thể khó khăn. Điều quan trọng là bạn phải thấy được các nguyên tắc cơ bản của từng giai đoạn và chuẩn bị kiến thức để có được những đánh giá phù hợp khi nó xảy ra.

    UT – Upthrust

    UT là một dạng khác của ST nhưng mạnh hơn. Một UT thường là giá sẽ hồi phục vượt qua đường kháng cự. Đây là một dạng bẫy tăng giá. Khi giá Break khỏi đường kháng cự sẽ làm nhiều nhà đầu tư phấn khích và nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục giai đoạn uptrend trước đó. Nhưng smart money tận dụng phiên này để phân phối cho đám đông đang phấn khích. Do đó UT thường sẽ tồn tại rất ngắn, tức là khi giá trong phiên Break khỏi đường kháng cự lập tức smart money đặt lệnh bán với số lượng lớn. Điều này khiến cho giá giảm trở lại đường kháng cự rất nhanh kèm khối lượng lớn.

    Lý tưởng nhất, thanh trước đó phải là một dải rộng trên khối lượng lớn. Thanh Upthrust phải có phạm vi rộng hơn và khối lượng cao hơn. Nó sẽ nhấn chìm thanh trước đó. Điều này chỉ ra rằng việc phân phối đã bắt đầu sớm hơn và vì nhiều cổ phần được phân phối bởi Smart Money, một sự đảo ngược có thể làm giá điều chỉnh sâu hơn.

    Dưới đây là một số mẫu hình cho tín hiệu này

    Có 3 loại UT

    UT số 1: Kiểu phiên UT này khác về bản chất với kiểu số 2 và số 3. Đây là phiên UT xuất hiện trong giai đoạn tích lũy khi test lại đường kháng cự (BUEC). Nếu kiểu UT này xuất hiện chúng ta chờ phiên test lại đường kháng cự để mở điểm mua.

    UT số 2: Kiểu UT số 2 là khi giá trong phiên Break khỏi đường kháng cự với khối lượng nhiều hơn ở kiểu số 3. Ở kiểu số 2 này sau khi giá Break khỏi đường kháng cự thì giá đóng cửa giảm khoảng 1/3 (giảm ít hơn kiểu số 3). Với phiên UT này chúng ta cần xác nhận ở những phiên sau thì mới khẳng định là có nên bán hay không. Thông thường ở kiểu UT số 2 khối lượng khi giá Break kháng cự ít hơn khối lượng khi giảm trở lại trong phiên. Nếu giá sau đó điều chỉnh và xuất hiện sự hồi phục yếu với khối lượng thấp thì chính là tín hiệu xác nhận cần phải bán ra.

    UT số 3: Phiên UT có đặc điểm là giá Break trên nền giá đã rất cao và giá đã biến động lỏng lẻo. Khi giá trong phiên Break lên khỏi đường kháng cự với khối lượng lớn nhưng ngay sau đó giá đóng cửa giảm trở lại dưới đường kháng cự (giảm khoảng 1⁄2) với khối lượng cũng rất lớn. Khi kiểu UT số 3 xuất hiện nghĩa là bạn phải bán ngay lập tức.

    UTAD – upthrust after distribution.

    Đôi khi sẽ xuất hiện sự hồi cuối cùng từ đường hỗ trợ, đợt hồi phục này rất mạnh đẩy giá Break khỏi đường kháng cự và các đỉnh giá trước đó trong giai đoạn phân phối. Giá tăng kèm theo khối lượng tăng rất cao. Khi giá tạo mức cao mới, giá có thể vận động ở vùng này trong vài ngày hoặc vài tuần. Sự hồi phục này khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ và công chúng bị hấp dẫn và họ sẽ mua vào với kỳ vọng giá sẽ tăng. Sau một loạt các phiên ST giá bắt đầu giảm xuống mức thấp hơn theo xu hướng quay trở về đường hỗ trợ. Sau một UTAD, giá vận động rất yếu tại đường hỗ trợ sau đó chính thức xuyên thủng đường hỗ trợ và xác nhận quá trình downtrend.

    Một UTAD là đợt phân phối cuối cùng để đảo chiều và rủ bỏ trong quá trình tích luỹ. Nó xảy ra trong giai đoạn cuối của một TR và được định nghĩa là phiên test cầu sau khi giá vượt qua đường kháng cự của TR phân phối. Tương tự như những phiên Spring và Shakeout, một UTAD không phải là những tín hiệu bắt buộc phải xuất hiện trong một giai đoạn phân phối: TR trong sơ đồ phân phối 1 chứa 01 UTAD; trong khi sơ đồ thứ 2 lại không có.

    Sơ đồ giai đoạn phân phối kiểu số 2

    Ở biểu đồ số 2: đợt hồi phục không đạt được mức giá cao mới và được đánh dấu là LPSY. Sự hồi phục của LPSY thường có biên độ giá hẹp và khối lượng thấp, đây là dấu hiệu cho thấy không có cầu. Mỗi đợt hồi phục sau đó tạo nên các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước được gọi là LPSY và sau mỗi đợt phục hồi này giá tiếp tục giảm.

    Giai đoạn A:

    Trong giai đoạn Phân phối TR đánh dấu sự kết thúc của xu hướng uptrend trước đó. Tính đến thời điểm của giai đoạn A thì Cầu vẫn chiếm ưu thế nhưng Cung bắt đầu xuất hiện, bằng chứng là những phiên PSY xuất hiện và phiên mua đỉnh điểm là BC. Sự kiện này thường được theo sau bởi các phiên AR và sau đó là các phiên ST của BC thường đi kèm với khối lượng giảm. Tuy nhiên xu hướng uptrend cũng có thể kết thúc mà không xuất hiện hành động mua cực đỉnh (BC) thay vào đó là sự xuất hiên những phiên tăng giá với biên độ hẹp cùng khối lượng giảm, và với cường độ tăng giá giảm dần trước khi xuất hiện một lực bán rất mạnh.

    Trong giai đoạn phân phối trong một xu hướng downtrend chính, giai đoạn A có thể trống giống như bắt đầu một giai đoạn tích lũy (Ví dụ đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước kèm theo khối lượng giảm dần ở đỉnh). Tuy nhiên, các giai đoạn từ B đến E của giai đoạn tiếp tục phân phối có thể được phân tích theo cách tương tự với phân phối ở vùng đỉnh.

    Giai đoạn B:

    Chức năng của giai đoạn B là xây dựng một “nguyên nhân” để chuẩn bị cho một đợt downtrend sắp tới. Trong giai đoạn này, smart money bắt đầu bán ra lượng lớn cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Điều này báo hiệu cho một đợt giảm giá sắp tới. Một số điểm chính của giai đoạn B trong giai đoạn phân phối tương tự như giai đoạn tích lũy, chỉ khác nhau là hạnh động của smart money là bán ròng trong giai đoạn phân phối và mua ròng trong giai đoạn tích lũy. Ví dụ tín hiệu SOW thường đi kèm với sự gia tăng đáng kể của biên độ giá và khối lượng giảm.

    Giai đoạn C:

    Trong một giai đoạn phân phối, giai đoạn C có thể được xác nhận khi xuất hiện phiên uppthrust (UT) hoặc UTAD. Như đã nói ở trên, phiên UT ngược lại với phiên Spring. Tức là ở phiên UT giá tăng vượt qua đường kháng cự sau đó nhanh chóng giảm trở lại dưới đường kháng cự. Đây là một phiên test cầu còn lại. Nó cũng chính là một bẫy tăng giá (Bull Trap) – phiên này tạo ra một tín hiệu giả rằng giá sẽ tăng trở lại nhưng thất bại. UT hoặc UTAD cho phép smart money đánh lừa đám đông mua vào ở những phiên này tức là họ bán được thêm một lượng cổ phiếu với giá cao trước khi bắt đầu downtrend.

    Trong phái sinh bạn có thể mở vị thế bán sau khi xuất hiện phiên UT hoặc UTAD với tỉ lệ rủi ro không cao. Tuy nhiên smart money thường liên tục tạo ra các phiên UT hoặc UTAD để đánh lừa những nhà đầu tư mở vị thế bán sớm. Vì vậy sẽ an toàn hơn nếu bạn có thể chờ tham gia ở giai đoạn D và LPSY.

    Thường lực Cầu quá yếu khiến cho giá không tăng trở lại được mức giá ở BC hoặc ST ban đầu. Trong trường hợp này, những phiên test cầu ở giai đoạn C được xác nhận bởi phiên UT có mức giá cao nhất thấp hơn mức giá kháng cự.

    Giai đoạn D:

    Giai đoạn D xuất hiện sau những phiên Test cầu ở giai đoạn C cho chúng ta thấy những lực cầu cuối cùng. Trong giai đoạn D, giá được điều chỉnh giảm về mức hỗ trợ. Bằng chứng cho thấy nguồn Cung đang tăng lên vượt Cầu là giá giảm xuyên qua đường hỗ trợ hoặc những điểm giá hồi phục yếu ở dưới điểm trung bình của vùng phân phối sau những phiên UT hoặc UTAD. Thường có nhiều đợt hồi phục yếu ớt xuất hiện trong giai đoạn D.

    Trong Phái sinh các LPSY này là cơ hội tuyệt vời để bắt đầu tham gia mở vị thế bán hoặc gia tăng vị thế bán nếu bạn đã tham gia ở giai đoạn trước. Bất cứ nhà đầu tư nào vẫn giữ vị thế mua trong giai đoạn D đều bị lỗ.

    Giai đoạn E:

    Giai đoạn E là sự tiếp tục của xu hướng downtrend, cổ phiếu rời khỏi vùng phân phối và lúc này nguồn cung chiếm ưu thế hoàn toàn. Một khi đường hỗ trợ bị phá vỡ trên một phiên SOW mạnh, phiên Breakdown này thường được test lại bằng một phiên hồi phục yếu ớt về vùng hỗ trợ trước đó nhưng thất bại. Điều này cũng thể hiện cơ hội để gia tăng vị thế Bán. Các phiên hồi phục tiếp theo trong một xu hướng downtrend thường là rất yếu ớt, tức là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước. Nếu bạn đã mở vị thế short trước đó thì hãy đặt trước lệnh cắt lỗ ở mức giá tại các đỉnh trước đó. Sau một đợt giảm đáng kể sẽ xuất hiện những phiên hồi phục và nếu xuất hiện những phiên có khối lượng giao dịch lớn nhưng giá đi ngang thì có thể đấy là giai đoạn tiếp tục phân phối trong một xu hướng downtrend hoặc cũng có thể là bắt đầu lại một giai đoạn tích lũy.

    II. Thực hành từ các ví dụ thực tế

    Vào năm 1965 Wham-O giới thiệu về Super Ball. Kích thước của nó chỉ nhỏ bằng quả mận, đây là một quả bóng bằng cao su. Nó rất tuyệt vời. Khi rơi xuống một về mặt cứng nó được quảng cáo là có thể hồi phục 92% lực rơi. Khi ném mạnh nó xuống sàn, nó có thể nảy cao trở lại bằng một tòa nhà 2 tầng. Đối với trẻ em, quả bóng này rất thú vị và chúng dùng nó như một trò chơi. Hoạt động của thị trường cũng giống như super ball. Điều này đúng với hầu hết các nhà đầu tư từ nhỏ đến lớn. Thị trường biến động giống như một cú ném mạnh quả bóng xuống nền nhà vậy. Nó dễ bị tổn thương. Khi bạn ném quả bóng vào tường và không nghĩ rằng nó sẽ bật trở lại, khiến cho chúng ta bị một cú hồi mạnh mẽ.

    Phân phối có một số đặc điểm giống như super ball đặt trên bàn bếp. Trong trạng thái nghỉ ngơi nhìn nó lành tính, quả bóng đó giống như cổ phiếu đang trong trạng thái phân phối. Khi quả bóng được đặt gần mép bàn. Khi mặt bàn bị tác động khiến quả bóng lăn tới mép. Mặc dù quả bóng có vẻ đang nghỉ ngơi nhưng chỉ cần nó lăn ra khỏi mép bàn quả bóng sẽ rơi xuống đất rất nhanh. Khi quả bóng chạm sàn, nó sẽ bị bật ngược trở lại, rồi lại rơi xuống sàn và bật trở lại. Mỗi lần chạm đất và bật lại thì sức bật giảm đi và cuối cùng quả bóng không bật lên được nữa. Giá cổ phiếu khi vào giai đoạn downtrend cũng như vậy, ở giai đoạn phân phối tương tự như khi quả bóng lăn trên mặt bàn. Nhìn nó có vẻ lành tính. Nhưng khi giá bắt đầu Breakdown khỏi đường kháng cự để bắt đầu xu hướng downtrend cũng giống như quả bóng rơi khỏi mép bàn. Giá sẽ rơi rất nhanh và mạnh, và sẽ xuất hiện các phiên hồi phục như khi quả bóng chạm sàn. Tuy nhiên sự hồi phục sau sẽ yếu hơn những lần trước tạo ra các đỉnh và đáy sau thấp hơn. Giống như khi quả bóng không nảy lên nữa, cổ phiếu cũng vậy nó không giảm nữa và vận động trong một phạm vi được gọi là sự hấp thụ và tích lũy tạo nền.

    Chính vì vậy, bạn nên cẩn thận khi các tín hiệu xác nhận sự phân phối. Sau giai đoạn phân phối sẽ là giai đoạn downtrend, nơi mà giá sẽ bắt đầu giảm mạnh giống như khi quả bóng rơi khỏi mép bàn. Một khi giá bắt đầu rơi tự do, chiến thuật và chiến lược cũng thay đổi. Mọi thứ sẽ khó khăn hơn. Khi cổ phiếu rơi tự do nhanh sẽ xuất hiện điểm CLX và AR. Chúng ta nên chờ đợi cho đến khi sự biến động dừng lại (giống như khi quả bóng không nảy lên và rơi nữa) trước khi xem xét việc mua vào.

    Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về giai đoạn downtrend nhưng trước mắt chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu các tín hiệu và sắc thái của quá trình phân phối thông qua các ví dụ cụ thể. Hãy xem liệu chúng ta có thể biết khi nào cổ phiếu chuẩn bị breakdown khỏi nền phân phối.

    Giai đoạn phân phối luôn có sự biến động lộn xộn hay gọi là biến động lỏng nẻo. Biến động xảy ra ở ngay đầu giai đoạn và tăng dần trong suốt quá trình phân phối. Hãy nhớ rằng giai đoạn này smart money đang cố gắng bán nhanh và nhiều hơn những nhóm smart money khác.

    Lưu ý cách cổ phiếu NTAP vận động ở quanh vùng giá của điểm BCLX trong nhiều tháng. Giá ở vận đông ở vùng này tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong khi cung cấp thêm thời gian cho smart money phân phối hết hàng. Tất cả các đặc điểm của phân phối đều được thể hiện ở vùng vận động ở đỉnh với biên độ hẹp hơn. Đây được gọi là đỉnh lớn vì ở vùng giá thấp hơn xuất hiện khối lượng lớn (vòng tròn đỏ ở cột khối lượng).

    Lưu ý cách giá vận động đến gần đường kháng cự ở điểm LPSY (giống như quả bóng lăn đến cạnh bàn). Một khi nó rơi khỏi mặt bàn thì giá biến động rất mạnh và khó có thể phản ứng kịp. Đây chính là lý do khi bạn phát hiện ra dấu hiệu của sự phân phối là điều rất quan trọng để bạn đưa ra quyết định sớm vì khi nó xảy ra bạn thường không xử lý kịp. Chúng ra tập trung vào thời điểm giá xuyên thủng mức giá của điểm AR trước đó và xuất hiện những phiên dừng rơi. Việc giá phá vỡ ngưỡng đáy của AR cho một tín hiệu SOW. Điều này làm xuất hiện một đợt hồi phục tạo ra điểm LPSY của giai đoạn phân phối. Ở những phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu các kỹ thuật và thời điểm giao dịch trong giai đoạn này.

    Ví dụ của biểu đồ MU là một điểm UTAD cơ bản.

    Lưu ý khối lượng thấp ở những phiên hồi phục đến đỉnh UTAD. Có gì đó không đủ mạnh của lực cầu trong những phiên hồi phục này. Ở những phiên test sau UTAD xuất hiện khối lượng cao, đây là dấu hiệu chỉ ra rằng xuất hiện lực bán của smart money. Hai thanh sau điểm UTDA có khối lượng cực cao. Một lần nữa xuất hiện lực bán mạnh ở điểm LPSY. Ở đây chúng tôi giới thiệu khái niệm ICE giống như khái niệm Creek (Con sông) nhưng ngược lại. ICE là một đường chỉ ra ở đó mức cầu xuất hiện. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm này trong phần sau.

    Lưu ý ICE đảo ngược từ cầu sang cung khi giá giảm qua nó. Khi giá vận động dưới đường ICE thì nó rất yếu và dễ bị tổn thương. Điều này đúng với đường hỗ trợ khi giá xuyên qua đường hỗ trợ từ trên xuống.

    Sau một xu hướng uptrend, TXN tăng tốc tạo ra điểm BCLX, sau đó hình thành một giai đoạn phân phối với biến động lỏng. Đây là biểu đồ theo thời gian ngày, bạn có thể tham khảo khung thời gian tuần để có hình dung rõ hơn. Hai đường hỗ trợ được vẽ đều có tác dụng để theo dõi. Sự biến động giá đi kèm với khối lượng cao là tín hiệu cần lưu ý (điểm khoanh tròn). Bạn có thể kết hợp sử dụng khung thời gian lớn hơn để có thêm thông tin. Điểm LPSY là điểm cuối cùng bạn phải bán cổ phiếu trước khi giá giảm mạnh vì giá sau đó sẽ không bao giờ được hồi phục lại mức này. Đây là là lý do LPSY là điểm tốt nhất để bán hoặc mở vị thế short trong phái sinh.

    Có thể xuất hiện nhiều điểm LPSY nhưng các điểm LPSY sau thường ở thấp hơn điểm trước đó. Phân phối là một giai đoạn thú vị, và chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu nó. Biểu đồ giá sẽ hiển thị tất cả những thông tin chúng ta cần, vì vậy bạn hãy tập trung nghiên cứu nó.

    Chúng ta tiếp tục thảo luận về phân phối và xem xét một số ví dụ cụ thể. Mục tiêu của chúng ta là làm chủ được biểu đồ. Khả năng nhìn thấy các tín hiệu trong thời gian thực là một mục tiêu quan trọng phải đạt được. Điều này cần có thời gian thực hành để rèn luyện. Một thuộc tính của kỹ năng này là khả năng xác định và hành động tại các điểm thích hợp trên biểu đồ. Chúng ta đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về các giai đoạn trong một chu kỳ (tích lũy, uptrend, phân phối, downtrend).

    Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu qua các ví dụ cụ thể.

    Cổ phiếu AKAM mất rất nhiều thời gian để hổi phục từ đường hỗ trợ lên đường kháng cự, nhưng lại giảm rất nhanh từ từ đường kháng cự trở lại đường hỗ trợ. Đây là dấu hiệu cho thấy smart money đang phân phối trên quy mô lớn. Các thanh bar tăng chồng khít lên nhau với khối lượng thấp là một tín hiệu rất rõ ràng (trước tháng 4). Giá cổ phiếu tăng một cách yếu ớt nhưng cũng làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ yên tâm để nắm giữ hoặc mua vào (Đây là những tín hiệu bạn cần đặc biệt lưu ý khi nó xuất hiện). Ở giai đoạn này smart money họ bán tất cả mỗi khi có thể. Mục tiêu của họ là bán được hàng nhưng không làm cho giá giảm sâu. Do đó họ giữ cho giá tăng một cách cầm chừng. Lưu ý cách mà giá nhanh chóng giảm về đường hỗ trợ. Tín hiệu này cho thấy không có cầu và smart money đang phân phối hàng ra. Ngoài ra, khi giá tăng lên gần vùng kháng cự xuất hiện khối lượng tăng đột biến điều này cho thấy xuất hiện một lượng cung lớn ở vùng giá này. Đợt giảm giá mạnh vào tháng 5 khiến cho các nhóm smart money khác để ý. Chúng tôi đánh dấu đây là phiên Breakown khỏi đường ICE bởi vì xu hướng giảm đang áp đảo. Khi giá đã breakdown khỏi đường ICE sẽ rất khó để hồi phục khi mà rất nhiều nhà đầu tư lớn đều muốn bán hàng ra sau khi xuất hiện một đợt giảm mạnh. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của điểm LPSY, đây là mức giá mà sẽ không thể hồi phục trở lại trong giai đoạn phân phối.

    Biểu đồ của ISRG minh họa quan điểm rằng phân phối có nhiều hình thái khác nhau. Sứ mệnh của phương pháp Wyckoff là phát hiện ra các tín hiệu cho thấy smart money đang phân phối ở trong bất cứ hình thái phân phối nào. Mặc dù giai đoạn phân phối có nhiều hình dạng và quy mô khác nhau nhưng phương pháp Wyckoff vẫn có thể xác định được bản chất thật sự trong sự vận động và động cơ của smart money. Ở đây chúng ta thấy giá vượt lên đường kháng cự nhưng ngay lập tức đảo chiều giảm rất mạnh (tháng 2, 5, 6, 8 năm 2008). Đây là một giai đoạn phân phối kéo dài. Mức giá cao nhất trong giai đoạn này là điểm UT và sau đó xuất hiện các đỉnh sau thấp hơn. Sau UT xuất hiện các nỗ lực phục hồi về lại vùng UT nhưng thất bại (ST). Khối lượng những phiên giảm thường cao hơn khối lượng phiên tăng trong suốt giai đoạn phân phối.

    Biểu đồ của GMCR cho thấy giai đoạn phân phối diễn ra trong thời gian ngắn. Giai đoạn tăng nóng vào vùng BCLX trên một GAP là dấu hiệu kiệt sức của xu hướng tăng. Trong việc sử dụng đảo ngược các đường xu hướng, chúng ta có thể thấy sự bùng nổ chính là vùng quá mua. Một BCLX xuất hiện sau đó là UT và LPSY tạo thành các đỉnh của giai đoạn phân phối. Sự phá vỡ mạnh từ UT đến SOW diễn ra rất nhanh. Điều này giống như là ICE bị phá vỡ, đây là tín hiệu chúng ta nên cảnh giác. Các đợt hồi phục sau đó rất yếu vì khối lượng giảm ở điểm LPSY là một tín hiệc chính của phân phối đang ổ giai đoạn cao trào. Đỉnh PSY bằng với đỉnh LPSY thường cho thấy đây là mức kháng cự mạnh giống như trường hợp này.

    Ở biểu đồ cổ phiếu MS chúng tôi đánh dấu điểm BCLX vì sau đó là một sự điều chỉnh AR cho thấy sự xuất hiện của sự phân phối. Dấu hiệu SOW là một đặc tính quan trọng của sự phân phối. Thông thường trong giai đoạn phân phối sẽ xuất hiện các đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước. Nếu xuất hiện các đáy sau cao hơn đáy trước trong phạm vi của vùng giao giá sideway thì nhiều khả năng đây là giai đoạn tích lũy lại. Ở những phần trước chúng ta đã thảo luận về sự khác biệt giữa hai giai đoạn này và chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề này ở những phần sau. Ở biểu đồ này chúng ta lưu ý khối lượng tăng lên trong quá trình hoàn thiện giai đoạn phân phối. ICE thường bị phá vỡ ở những phiên giảm mạnh giống như trong ví dụ này. Với việc phá vỡ ICE, chúng tôi dự đoán rằng giá không thể hồi phục lại vùng giá này. Giá cổ phiếu rất dễ bị tổn thương khi giảm xuống dưới mức ICE.

    BCLX là một mức giá rất nhạy cảm, nó là một mức giá ở đỉnh và kiệt sức của giai đoạn tăng trước đó. Tất cả các nỗ lực phục hồi giá để vượt qua đường kháng cự ở BCLX sẽ đều bị một lực bán rất lớn đáp ứng tại vùng giá quanh đường kháng cự này. Ngay cả những cổ phiếu có thể tiếp tục xu hướng uptrend trước đó thì cũng cần phải tích lũy lại sau khi xuất hiện điểm BCLX. Đây là lý do tại sao chúng ta vẽ một đường kháng cự tại đỉnh của điểm BCLX.

    Lưu ý ở đây, xuất hiện phiên UT và ST là những tín hiệu của dấu hiệu smart money đang phân phối. Sau đó, một sự suy giảm lớn từ ST về SOW minh họa số lượng cổ phiếu đã được bán ở đỉnh. Đơn giản là lúc này không còn xuất hiện lực cầu của smart money nữa nên giá hồi phục trở lại nhưng sau đó giảm mạnh phá vỡ đường hỗ trợ.

    Hãy phân tích kỹ hành động giá hồi phục ở phần cuối của giai đoạn phân phối này.

    Đây là biểu đồ giá của AKAM, một BCLX theo sau là AR sẽ thiết lập một phạm vi giao dịch của giai đoạn phân phối.

    Lưu ý sự hồi phục lên các đỉnh BCLX, UT, LPSY yếu hơn giai đoạn tăng trước đó. Thời gian giá vận động từ đỉnh UT đến LPSY kéo dài hơn, điều này cho thấy xuất hiện lực cầu bán ra mạnh khi giá giảm từ đỉnh xuống.

    Giai đoạn A là điểm dừng của xu hướng tăng trước đó. ST kết thúc ở mức giá gần BCLX xác nhận rằng xu hướng tăng trước đó đã dừng lại.

    Giai đoạn B thường là một phạm vi diao dịch không có xu hướng trong một thời gian dài, nơi mà smart money đang tiến hành hành động phân phối với số lượng lớn. Giá tiếp tục test ở đỉnh cũ khiến cho đám đông nhà đầu tư cảm thấy phấn khích và kỳ vọng vào một xu hướng tăng giá mới.

    Giai đoạn C là điểm test cuối cùng vùng giá đỉnh nhưng thấp hơn đỉnh cũ (LPSY), giá sẽ nhanh chóng giảm xuống. Vùng giá đỉnh ở LPSY thường chỉ tồn tại trong khoảng 1 ngày sau đó rơi xuống. LPSY là điểm mà bạn có thể mở vị thế bán trong phái sinh.

    Giai đoạn D giá tiếp tục giảm và phá vỡ đường hỗ trợ, đây là giai đoạn bắt đầu xu hướng downtrend (giai đoạn E)

    Trên biểu đồ của cổ phiếu CVX. Điểm BCLX là điểm đánh dấu xu hướng tăng trước đó đã dừng lại, theo sau đó là điểm ST. Từ điểm BCLX giá giảm với biên độ rộng và khối lượng lớn cho thấy điều kiện đã thay đổi. Điểm SOW ở vùng giá đáy AR trước đó là một tín hiệu xác nhận đây là giai đoạn phân phối.

    Giai đoạn A xuất hiện các tín hiệu dừng lại của xu hướng tăng trước đó. Giai đoạn B là giai đoạn xuất hiện các tín hiệu của sự phân phối. Giai đoạn C trong trường hợp này là UTAD với giá vận động ở trên đường kháng cự trong 9 tuần. Khối lượng giao dịch lớn ở vùng đỉnh của UTAD là bằng chứng của sự phân phối. Giai đoạn D xuất hiện tín hiệu phân phối lại. Ở đây giá tạm dừng quá trình giảm trong một khoảng thời gian nhưng không thể hồi phục trở lại vùng kháng cự, đây là tín hiệu cho thấy cổ phiếu không còn được đỡ bởi smart money. Cổ phiếu Breakdown mạnh qua đường hỗ trợ hình thành Giai đoạn E. Điều này chứng minh rằng giá sẽ vận động chính ở dưới đường hỗ trợ và sẽ xuất hiện các mức giá thấp hơn sau các điểm phân phối lại.

    Lưu ý cách mà giá giảm mạnh sau UTAD và phục hồi yếu, tức là lực bán chiếm ưu thế khi kết thúc Giai đoạn D và đầu Giai đoạn E.

    Biểu đồ cổ phiếu KLAC. Trên biểu đồ chúng ta thấy cổ phiếu này bị bán mạnh trong tháng 9 và tháng 10 năm 2014 mà không xuất hiện quá trình phân phối trước đó. Sau đó giá tăng gần như thẳng đứng lên mức giá cao hơn và lúc này mới hình thành giai đoạn phân phối. Các điểm PSY ở mức giá đỉnh của tháng 9 với những phiên điều chỉnh ngắn, tiếp theo là giai đoạn A với sự xuất hiện của BCLX và AR. Khi chúng ta thấy sự điều chỉnh AR hoàn thiện tức là giai đoạn A đã hoàn thành và chuyển sang giai đoạn B. Đây là một quy tắc để xác định giai đoạn A sau khi AR kết thúc và xuất hiện sự hồi phục trở lại. Trong giai đoạn B, sau khi giá hồi phục lên điểm UT xuất hiện sự điều mạnh về vùng SOW. Điều này khiến chúng tôi cảnh giác rằng hành động phân phối đang diễn tra rất quyết liệt. Mặc dù sau điểm SOW giá được hồi phục rất nhanh lên vùng LPSY nhưng tín hiệu SOW cho chúng ta biết rằng cổ phiếu này đã rất yếu và chúng ta nên bán bổ phiếu ở thời điểm này. Sau khi giá hổi phục lên điểm LPSY nó bị rơi rất mạnh tạo một GAP ngay sau SOW và giá phá vỡ đường hỗ trợ và xuất hiện điểm SOW thứ 2. Tiếp tục xuất hiện đợt hồi phục trong vòng 2-3 tuần nhưng sự hồi phục này rất yếu thể hiện qua những thanh upbar có khối lượng thấp và tạo thành LPSY thứ 2 thấp hơn LPSY trước. Tại LPSY này xuất hiện phiên test ở trên đường hỗ trợ và sau đó giá giảm mạnh qua đường hỗ trợ.

    Lưu ý ở đây BCLX và LPSY thứ nhất gần hằng nhau, PSY và LPSY thứ 2 gần bằng nhau. Khi giá biến động quanh các mức hỗ trợ và kháng cự này bạn cần phải tập trung quan sát kỹ để kịp thời phát hiện ra các tín hiệu đảo chiều khi nó xuất hiện. Giai đoạn D ở đây diễn ra trong một thời gian dài giá vận động dưới đường hỗ trợ. Trong giai đoạn E xuất hiện sự tiếp tục phân phối.

    Trong biểu đồ NFLX là một dạng phân phối cực kỳ tinh vi và khó phát hiện. Đoạn tăng cuối cùng chính là giai đoạn mà smart money phân phối hàng ra. Quá trình phân phối trong giai đoạn tăng giá trong xu hướng uptrend là một hình thức phân phối rất khó để phát hiện. Khi xu hướng tăng kết thúc thì giá ngay lập tức chuyển sang downtrend. Phân tích giai đoạn này rất khó vì mọi thứ xảy ra quá nhanh. Đặc điểm của hình thức phân phối này là giá giảm mỗi khi chạm đường kháng cự. Ngoài ra phiên bùng nổ ở BCLX cũng là một tín hiệu. Khi giá giảm nhanh với khối lượng lớn qua đường kháng cự là tín hiệu cảnh báo. Hai LPSY ở gần đường hỗ trợ là những đỉnh cuối cùng để kết thúc giai đoạn D và bắt đầu downtrend. Có một số tín hiệu về sự xuất hiện của hypodermics trong đoạn tăng cuối cùng của NFLX (Các ví dụ dưới sẽ giải thích về hypodermics).

    Biểu đồ PCLN là sự phân phối trong quá trình tăng giá.

    Lưu ý cách vận động của đoạn tăng giá cuối cùng đi xa khỏi đường xu hướng hỗ trợ. Các đặc tính của sự phân phối được phát hiện thông qua các tín hiệu PSY, BCLX, ST, UTAD. Tín hiệu nguy hiểm ở đây chính là giá tăng với biên độ giá mạnh, lỏng lẻo kèm khối lượng cao cực đại. Nhìn vào giai đoạn này chúng ta có cảm giá cổ phiếu đang tăng tích cực, tuy nhiên thực tế nó rất nguy hiểm. Dạng phân phối này thường khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào vì nghĩ rằng mọi thứ đang tích cực chứ không có dấu hiệu phân phối. Cách duy nhất để hạn chế rủi do trong trường hợp này là kẻ một đường xu hướng và bán ngay khi giá chạm đường hỗ trợ. Sau khi giá xuyên thủng đường hỗ trợ xuất hiện một đợt hồi phục về mức đỉnh ở PSY. Đây là điểm mở vị thế short tuyệt vời.

    Hành động giá tăng nước rút và kiệt sức ở giai đoạn cuối cùng được gọi là Hypodermic trong phương pháp của Wyckoff. Ví dụ trên đây của cổ phiếu FXI cho trường hợp này. (NFLX và PLCN ở trên đều có đặc điểm này). Dạng phân phối này không thường xuyên xảy ra nhưng bạn nên tìm hiểu để phát hiện ra khi nó xuất hiện. Biểu đồ the khung thời gian ngày dưới đây sẽ giúp bạn quan sát dễ hơn quá trình tăng nước rút ở đoạn cuối cùng. Dưới biểu đồ là mô tả chi tiết về hiện tượng này.

    “Ở giai đoạn cuối của thị trường tăng giá, thị trường được duy trì hoặc hồi sinh bởi một loại các thông tin tích cực làm phấn khích nhà đầu tư, khiến cho giá tăng rất nhanh kèm khối lượng lớn, điều này chỉ làm cho cổ phiếu suy yếu rất nhanh. Các hypodermic có thể giữ cho xu hướng tăng duy trì thêm một khoảng thời gian trước khi kết thúc. Tin tốt, bình luận của các nhà phân tích, kết quả kinh doanh tốt….tạo ra tâm lý hưng phấn của đám đông. Khi những tin tốt giảm đi thì sự hưng phấn không còn sẽ làm cho các nhà đầu tư hoảng loạn và giá nhanh chóng giảm rất nhanh. Smart money sẽ sử dụng các thông tin tốt để kích thích tâm lý nhà đầu tư. Mục đích của smart money rất dễ phát hiện. Kết quả là giá nhanh chóng tạo đỉnh ở UTAD sau đó giảm xen kẽ các đợt hồi phục yếu ớt và cuối cùng là sụp đổ. Khi cá tin tốt được sử dụng lặp đi lặp lại thì không còn tác dụng như lúc đầu và giá chính thức đi vào downtrend.

    Trên biểu đồ theo khung thời gian ngày của FXI, sau PSY giá cổ phiếu hồi phục mạnh ra xa đường xu hướng nhưng sau đó nhanh chóng điều chỉnh lại đường xu hướng. Khi giá giảm phá vỡ đường xu hướng trong một thời gian ngắn rồi hồi phục tiếp cũng là một tín hiệu của SOW và một cảnh báo về sự yếu đuối trong nền giá, đây là lúc xuất hiện lực cung lớn bán ra của smart money. Điểm mua cực đại xuất hiện ở BCLX và ST. Rất khó để xác định từng giai đoạn nhưng có một số dấu hiệu bạn có thể sử dụng. Sự tăng giá này đang dốc và chúng ta không thể kỳ vọng nhiều về cảnh báo thay đổi xu hướng. BCLX là hành động dừng cho biết đây là giai đoạn A của quá trình phân phối. Điểm ST có thể là mức đỉnh cuối cùng và đây được xác định tạm thời là giai đoạn B hoặc giai đoạn C. Chúng tôi kỳ vọng giá hồi phục phá vỡ đường xu hướng và điều chỉnh trở lại về đáy của đường kênh, khoảng giá PSY. Đó sẽ là giai đoạn D và sau đó là giai đoạn E. Vì vậy việc xác định từng giai đoạn là công việc có ích để giúp chúng ta dự đoán được các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.

    Cuối cùng, việc sử dụng đường hỗ trợ để quan sát rất quan trọng. Như chúng ta có thể thấy trong các ví dụ này, một khi xu hướng đi lên bị phá vỡ thì xu hướng có thể bị thay đổi nhanh chóng. Đường xu hướng thường chứng minh là tuyến phòng thủ quan trọng cuối cùng, nơi bạn sẵn sàng đặt lệnh để cắt lỗ trong một chiến dịch mua

    Đây là biểu đồ giá của IWM thể hiện giai đoạn phân phối. Điểm BCLX và AR xuất hiện ở cuối tháng 3.

    Lưu ý cách mà giá vận động sau đó. Quá trình giảm sau điểm ST đi kèm với khối lượng lớn. Đây là tín hiệu chỉ ra rằng smart money đang bán hàng ra, điều này dẫn đến một tín hiệu yếu SOW. Đợt hồi phục ở tháng 5 không đẩy giá vượt qua đường kháng cự trên, tại điểm đó tôi đánh dấu nó là ST. Sau điểm này xuất hiện điểm LPSY. Sự khác biệt giữa ST và LPSY là đợt điều chỉnh sau phiên ST chỉ làm giá giảm về lại vùng hỗ trợ rồi hồi phục lại, còn LPSY là điểm hồi phục cuối cùng trước khi đi vào một giai đoạn downtrend dài hạn. Sự biến động ở 4 thanh cuối cùng là hơi cao và giá sau đó không thể tăng tiếp. Đây chính là LPSY, đây là điểm cần đặc biệt lưu ý. Nếu sau đó giá điều chỉnh trở lại đáy hoặc xuyên thủng đáy thì đây là một tín hiệu xác nhận bắt đầu xu hướng downtrend.

    Biểu đồ chỉ số INDU là một ví dụ của giai đoạn phân phối.

    Bài viết tương tự

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcTR – Trading rangesAR – Automatic Rally (Sự hồi phục tự nhiên)SC/SCLX – Selling Climax (Điểm quá bán)SB/SBLX – Buying ClimaxPS – Preliminary...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Khái niệm downtrend là gì?II. Thực hành từ các ví dụ thực tếTiếp tục phân phối I. Khái niệm downtrend là gì?...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Cách vẽ đường kênh xu hướng uptrend.II. Giai đoạn tích lũy lại I. Cách vẽ đường kênh xu hướng uptrend. Phương pháp...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Lý thuyết & các khái niệm1. Định nghĩa2. Hành động dừng lại của xu hướng downtrend3. Sơ đồ mô phỏng 2 kiểu...