Connect with us

    Hi, what are you looking for?

    Chiến lượt đầu tư

    Phần 5: Thực hành VSA – Giai đoạn Uptrend

    I. Cách vẽ đường kênh xu hướng uptrend.

    Phương pháp của Wyckoff có một hệ thống theo dõi xu hướng chính. Việc nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các cổ phiếu tốt nhất đang chuẩn bị xuất hiện một xu hướng uptrend tốt nhất để bạn tham gia. Việc giá Break khỏi nền tích lũy để bắt đầu một xu hướng uptrend là một sự kiện quan trọng.

    Chúng ta đã nghiên cứu về giai đoạn tích lũy ở phần trước. Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về giai đoạn uptrend. Giai đoạn uptrend là giai đoạn mà bạn có thể kiếm nhiều lợi nhuận. Tương tự như phân tích giai đoạn tích lũy, việc phân tích xu hướng chính cũng là một công việc quan trọng không kém. Trong một xu hướng sẽ xuất hiện rất nhiều điểm để bạn tham gia thêm để kiếm lợi nhuận.

    biểu đồ cổ phiếu AAPL
    biểu đồ cổ phiếu AAPL

    Stride”- (Bước tăng) của một xu hướng uptrend thường được xác định sớm trong giai đoạn đẩy giá (giai đoạn E). Đây là những tín hiệu rất có giá trị, nó thể hiện rằng giá sẽ tăng. Xu hướng uptrend thường có xu hướng vận động theo các stride trong suốt giai đoạn uptrend.

    Vẽ đường kênh dựa trên 2 đáy liền kề:

    Ở biểu đồ cổ phiếu AAPL, các đáy được hình thành ở tháng 6/2013 và tháng 4/2014 tạo lên một đường hỗ trợ của kênh uptrend. Mức đỉnh ở tháng 12/2013 là điểm cần duy nhất để bạn có thể vẽ một đường kháng cự song song để xác định vùng quá mua. Lưu ý giá vận động tăng trong phạm vi của Stride được tạo bởi 2 đường xu hướng mới được vẽ. Tỉ lệ tăng giữa hai đường xu hướng được gọi là tride. Một năm sau cổ phiếu AAPL vượt qua đường kên trên thể hiện tình trạng quá mua. Sau đó giá cổ phiểu bị điều chỉnh trở lại trong 8 tuần. Tình trạng quá mua thứ 2 xuất hiện vào tháng 2/2015 là một hành động dừng khiến cho giá điều chỉnh rất mạnh trong 4 tháng.

    Cách phổ biến để vẽ kênh xu hướng là xác định hai lần điều chỉnh với khoảng thời gian và mức độ điều chỉnh xấp xỉ nhau. Lần điều chỉnh số 1 khoảng 9 điểm và kéo dài 7 tuần. Lần điều chỉnh thứ 2 khoảng 8 điểm trong vòng 19 tuần. Khi thực hành vẽ đường hỗ trợ sử dụng đáy tháng 2/2014, đợt điều chỉnh này diễn ra trong 8 tuần, bạn sẽ thấy rằng đường hỗ trợ cũng có giá trị. Nếu bạn thấy một kênh xu hướng tiềm năng, hãy vẽ nó lên biểu đồ giá.

    Vẽ đường kênh dựa trên hai đỉnh liền kề:

    Khi vẽ các đường xu hướng, có một kỹ thuật ít được biết đến nhưng nó rất hữu ích đó là kỹ thuật đảo ngược trendline. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy việc xác định trendline theo cách thứ nhất không khả thi. Lúc này bạn hãy thử sử dụng phương pháp đảo ngược này. Tìm hai đỉnh liền kề (vòng tròn màu đỏ) và vẽ một đường xu hướng. Tiếp theo xác định mức đáy ở giữa hai đỉnh trên và vẽ một đường xu hướng song song.

    Lưu ý cách cổ phiếu IBB xuất hiện 4 điểm quá bán (mũi tên màu đỏ), đây là những điểm bạn có thể mua gia tăng hoặc bắt đầu mua mới. Khi giá vượt qua đường trendline kháng cự tức là xuất hiện tình trạng quá mua (BCLX) sẽ xuất hiện sự điều chỉnh tự nhiên AR, nhưng ở đây ta thấy điểm AR xuất hiện khối lượng tăng và giá sau đó vận động ra bên ngoài đường kênh. Lúc này bạn cần phải theo dõi để xem đây có phải là một tín hiệu của sự phân phối hay chỉ là sự điều chỉnh kỹ thuật rồi tích lũy lại.

    Đây là biểu đồ giá của CENX. Tôi luôn quan tâm đến các tín hiệu xuất hiện trước khi bắt đầu một sự tăng giá hay giảm giá. Cổ phiếu CENX bắt đầu giai đoạn tăng mạnh, khi giá vượt qua đường quá mua sau đó giá điều chỉnh mạnh bắt đầu hình thành mẫu hình tạo đỉnh. Trên biểu đồ này CENX được hiển thị dưới dạng Log. Bạn có thể chuyển đổi sang dạng đồ thị linner và thử vẽ lại đường xu hướng. Khi vẽ đường xu hướng, bạn hãy thử trên cả hai dạng đồ thị để tìm ra một kích thước phù hợp nhất. Thường thì khi vẽ đường xu hướng dài hạn sẽ tốt hơn khi sử dụng dạng Log nhưng bạn nên thử cả hai.

    Trên biểu đồ chúng ta thấy xu hướng tăng quá nóng và gấp, tuy nhiên tại điểm đây chưa phải là tín hiệu đã kết thúc xu hướng uptrend. Thường thì đây sẽ hình thành một vùng tích lũy lại và sẽ sẽ tiếp tục xu hướng uptrend. Hiện tượng chính là vùng tích lũy lại. Trong trường hợp này, giá của GENX xuất hiện mẫu hình tạo đỉnh, và xu hướng uptrend đã kết thúc, bắt đầu một xu hướng downtrend. Bạn cần luyện tập kỹ năng để phát hiện ra đâu là một sự tích lũy lại và đâu là quá trình phân phối. Chúng ta sẽ nghiên cứu cả hai trường hợp và tìm ra điểm khác biệt giữa chúng.

    Việc phân tích xu hướng sử dụng các đường trendline là một kỹ năng rất quan trọng. Ý tưởng chính chỉ ra rằng cổ phiếu sẽ thiết lập các stride hoặc tỉ lệ tăng. Thông thường (không phải thường xuyên) stride có thể xuất hiện sớm, điều này xảy ra chính là tín hiệu để bạn mở vị thế mua sớm. Trong phần này, chúng ta sẽ xây dựng các đường xu hướng, đây có thể là một công việc thú vị mà nó có thể tạo ra lợi nhuận. Nhiệm vụ của chúng ta trong phần này là xem xét thêm các cách khác nhau để xác định một xu hướng khi nó xuất hiện.

    Đường chính để xác định trong một xu hướng tăng chính là đường hỗ trợ (đường này để xác định giá còn theo xu hướng hay không). Giá sẽ tăng vượt lên đường hỗ trợ. Khi giá điều chỉnh về đường hỗ trợ lực cầu sẽ xuất hiện để hấp thụ và đẩy giá tăng trở lại. Trên biểu đồ, chúng ta thấy xuất hiện 2 điểm điều chỉnh (màu tròn màu xanh), đây là hai điểm để xác định đường hỗ trợ. Ở những điểm này sự mức độ điều chỉnh và thời gian kéo dài của sự điều chỉnh phải tương đương nhau. Đường kháng cự trên được vẽ bằng cách xác định đỉnh ở giữa hai đáy điều chỉnh này và kẻ đường thẳng song song với đường hỗ trợ. Có khoảng thời gian 5 tháng trong năm 2010 giá vận động sideway và tiếp cận đường hỗ trợ. Tại vòng tròn màu đỏ chúng ta vẽ một đường xu hướng khác để xác định xem liệu giá có vận động trên đường này hay không. Trong phương pháp của Wyckoff, mục đích không phải là để vẽ đường xu hướng nối nhiêu các điểm mà là để nắm bắt tỷ lệ chính xác để dự đoán giá trong tương lai gần.

    Trước khi giá IWM break khỏi nền tích lũy, stride được thiết lập (vòng tròn màu xanh). Xu hướng hướng uptrend này diễn ra trong gần 4 năm. Hãy tìm các đường xu hướng bên trong các xu hướng lớn hơn. Vào năm 2013, một đường xu hướng ngắn hạn hình thành và kéo dài trong gần 1 năm. Lưu ý cách mà giá vượt qua đường kháng cự. Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ với biên độ lớn và tốc độ nhanh kèm khối lượng lớn, đây chính là tín hiệu cho thấy xuất hiện điểm SOW, lúc này xuất hiện một lỗ lực hồi phục trở lại và đường hỗ trợ trước đó trở thành đường kháng cự. Hai đường xu hướng gặp nhau tại điểm mà tại đó giá bị giảm. Sự suy giảm tiếp theo sẽ khiến giá tiếp cận đường hỗ trợ chính.

    Lưu ý mức thấp thấp nhất đầu tiên của GLW chính là điểm đầu tiên để xác định stride tăng giá. Giá tăng từ điểm này trong 09 tháng trước khi giảm trở lại đường hỗ trợ, khi giá chạm đường hỗ trợ chính là điểm mua tốt nhất. Giá có thể có thể vận động gần đường kháng cự trong 1 thời gian dài, đây chưa hải là tín hiệu bắt buộc để bán. Sau đó giá bị giảm thủng đường hỗ trợ, lúc này xu hướng uptrend đã dừng lạ.

    Đây là ví dụ điển hình trong đó 2 lần điều chỉnh liền kề sau khi một đoạn tăng giá.

    Bạn có thể vẽ đường trendline cho bất kỳ khung thời gian nào (giờ, ngày, tuần, tháng,…)

    Trên đây là biểu đồ theo khung thời gian ngày. Các đợt điều chỉnh liền kề được khoanh tròn màu xanh.

    Lưu ý cách giá điều chỉnh thủng đường xu hướng ngay sau đó quay trở lại trong kênh xu hướng. Biểu đồ ngày có thể dễ hình dung và quan sát hơn các khung thời gian khác, nhưng chúng có cùng nguyên tắc. Có rất nhiều cơ hội để giao dịch theo song trong một xu hướng uptrend.

    Mức thoái lui 50%

    Bạn hãy dành thời gian để phân tích kỹ các ví dụ này để vẽ ra một số đường xu hướng dựa trên các công cụ giao dịch yêu thích của bạn và so sánh chúng. Bạn sẽ thấy công việc phiên cứu phân tích biểu đồ là một công việc rất thú vị.

    Một xu hướng uptrend thường không tăng thẳng đứng mà có dạng zig zag tiến hai bước và lùi 1 bước. Hãy sử dụng mức thoái lui 50% (50% so với mức tăng trước đó) như một dự báo mức điều chỉnh (pullback). Khi mức giá điều chỉnh giảm nông, điều này có nghĩa là áp lực bán yếu và nó ẩn chứa một sức mạnh tiềm ẩn, nhưng nếu giá điều chỉnh mạnh có nghĩa là áp lực bán tương đối mạnh và điều này ẩn chứa điểm yếu của cổ phiếu. Khi một cổ phiếu điều chỉnh giá giảm 50% so với đợt tăng trước đó, bạn có thể tìm kiếm một phiên đảo chiều cùng với khối lượng giao dịch tăng đột biến để báo hiệu giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

    Ví dụ trên đây cho thấy giá cổ phiếu Gannet (GCI) đã bị điều chỉnh 50% so với mức tăng trước đó và sau đó tăng trở lại kèm với khối lượng giao dịch tăng cao. Cổ phiếu Gannet điều chỉnh 50% về mức giá 10.28 và tích lũy trong vài ngày. Điểm đảo chiều thứ nhất xuất hiện với mức tăng ban đầu lên mức giá 10.5 kèm khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Trong thực tế, khối lượng giao dịch ở những phiên tăng này cao nhất trong 4 tuần trước đó. Sự đảo chiều được xác nhận thêm ở phiên tăng lên 11.5 kèm khối lượng cao hơn nữa (mũi tên màu xanh lá cây thứ 2) giá cổ phiếu tăng mạnh lên mức cao hơn trong tháng 10 và đạt mức giá 15.5 trong tháng 1.

    II. Giai đoạn tích lũy lại

    Một xu hướng giống như một ngôi nhà xây trên nền gỗ. Khi ngôi nhà mới là nền tảng vững chắc. Theo thời gian, các con mối bắt đầu phá hoại nền gỗ. Ngôi nhà trông vẫn có cấu trúc vững chắc nhưng thực tế nền gỗ đã bị mối ăn. Thật bất ngờ, một ngày nào đó nền nhà sẽ không trụ vững khiến ngôi nhà sụp đổ. Mội xu hướng bắt đầu với một nền tảng vững chắc nhưng qua thời gian cổ phiếu bắt đầu được sở hữu bởi các nhà đầu tư yếu (nhỏ lẻ), điều này sẽ làm suy yếu nền tảng của xu hướng. Cuối cùng, xu hướng bị đảo ngược và giá giảm mạnh. Và khi giá ở xu hướng downtrend, giống như khi ngôi nhà bị sập, sẽ bắt đầu sự sửa chữa. Việc xây dựng lại nền móng được gọi là sự tích lũy. Phương pháp Wyckoff chính là công cụ để phát hiện và quan sát quá trình này. Họ cẩn thận nghiên cứu xu hướng để tìm ra các tín hiệu của một quá trình tích lũy mới. Một khi nền tảng vững chắc trở lại, đó là thời điểm giá sẽ tăng trở lại.

    Sự tích lũy lại là kết quả của một quá trình tăng giá trước đó cần được cũng cố lại. Thành phần của quyền sở hữu cổ phiếu sẽ thay đổi trong suốt quá trình tăng giá (Chuyển từ người sở hữu yếu sang mạnh và ngược lại). Khi một xu hướng tăng bắt đầu, cổ phiếu được sở hữu bởi các nhà đầu tư mạnh và smart money. Khi nào trong một xu hướng uptrend xuất hiện sự tham gia đủ nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, đó là lúc smart money bắt đầu bán ra và xu hướng uptrend kết thúc.

    Hiện tượng quá mua xuất hiện trong một xu hướng uptrend (BCLX), điều này khiến giá sẽ bị điều chỉnh. Do tính chất nắm giữ, tức là lúc này lượng cổ phiếu lớn được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ vì vậy giá có thể suy yếu nhanh chóng khi xuất hiện lực cung chốt lời ngắn hạn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các phiên điều chỉnh và rũ bỏ, đây chính là điểm AR và giai đoạn tích lũy lại bắt đầu.

    Các xu hướng ở các ví dụ trong phần này đều có một đặc điểm chung, đó tín hiệu xuất hiện báo hiệu bắt đầu xu hướng đều giống nhau. Khi có thể, chúng tôi cố gắng biến những kiến thức về việc phát hiện những tín hiệu này để tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng thị trường có thể làm bất cứ điều gì và bất cứ thời điểm nào. Vì vậy bạn hãy cẩn thận khi quyết định mua bán.

    Một xu hướng mạnh với một chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ báo và kết quả của quá trình smart money tích lũy. Giai đoạn tích lũy lại có tác dụng thanh lọc các nhà đầu tư sở hữu yếu đã tham gia trong quá trình tăng trước đó. Smart money là người sử hữu và nắm giữ cổ phiếu trong suốt quá trình uptrend trong thời gian dài. Vì vậy họ sẽ sử dụng những giai đoạn tích lũy lại để gia tăng lượng cổ phiếu nắm giữ với giá tốt nhất. Do đó xu hướng tăng tốt thường xuất hiện nhiều giai đoạn tích lũy lại. Hiểu được điều này thì giai đoạn tích lũy lại sẽ rất có giá trị để bạn gia tăng hoặc mua mới cổ phiếu. Đây chính là nhiệm vụ chính của phương pháp Wyckoff.

    Ở thời điểm xuất hiện tín hiệu tạm dừng xu hướng tăng, nếu smart money vẫn chưa bán ra thì thời gian tích lũy lại thường sẽ ngắn. Ngoài ra giá điều chỉnh mạnh về các mức thấp nhất trong giai đoạn tích lũy lại thường xuất hiện ở đầu của giai đoạn này (Thường là trong 1/3 thời gian của cả giai đoạn). Đây là một kỹ năng quan trọng khi bạn đọc biểu đồ giá. Thường thì đáy của AR hoặc ST trong giai đoạn tích lũy lại sẽ tạo ra các mức giá thấp nhất trong cả giai đoạn tích lũy lại.

    Tích lũy lại là một giai đoạn mà giá cổ phiếu có thể vận động sideway hoặc biến động trong một phạm vi rộng ở giữa đường khoáng cự và hỗ trợ. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng thậm chí là vài năm. Kiên nhẫn là một tính cách mà bạn nên rèn luyện trong trường hợp này để chờ đợi cho đến khi xuất hiện tín hiệu kết thúc giai đoạn tích lũy lại, giống như cách mà smart money sẽ làm. Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng phương pháp để giao dịch trong giai đoạn này giống như ở giai đoạn tích lũy nền 1. Đây là khoảng thời gian tra tấn những nhà đầu tư nhỏ lẻ, khiến họ chán nản và bán mất cổ phiếu

    Đôi khi trong giai đoạn này sẽ xuất hiện một số thông tin tiêu cực, ví dụ như kết quả kinh doanh không khả quan, hoặc một tin tức nào đó xấu.

    Giống như các tín hiệu trong một chu kỳ giá, Wyckoff phát hiện ra các nguyên tắc của quá trình tích lũy lại. Trong phần này chúng ta sẽ tập trung giới thiệu về khái niệm tích lũy lại (Reaccumulation).

    Smart money đang sử dụng lần lượt các sự kiện này để tích lũy thêm cổ phiếu. Cũng giống như trong giai đoạn tích lũy ban đầu, smart money sẽ thực hiện theo kế hoạch hấp thụ cổ phiếu ở vùng giá thấp và ngừng mua khi giá tăng lên vùng kháng cự. Càng về sau, giá sẽ khó khăn hơn khi cố gắng điều chỉnh về mức hỗ trợ, điều này được thể hiện ở biên độ giá trong quá trình điều chỉnh về khu vực hỗ trợ sẽ hẹp dần và khối lượng giảm dần. Các nguyên tắc hấp thụ ở giai đoạn này cũng giống như ở giai đoạn tích lũy tạo nền ở giai đoạn đầu.

    Các nhà đầu tư thường nhầm lẫn một giai đoạn tích lũy lại là giai đoạn phân phối, và họ sẽ thực hiện các lệnh bán cổ phiếu hoặc mở vị thế short trong phái sinh. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ chi tiết này. Các dấu hiệu chính trong quá trình phân phối A là càng về sau khối lượng càng cao kèm biên độ giá biến động mạnh. Đây là sự chuẩn bị cho một xu hướng downtrend. Trong quá trình tích lũy lại, điều ngược lại xảy ra vì sự xuất hiện việc hấp thụ.

    Tại thời điểm bắt đầu một xu hướng uptrend, smart money là những người nắm giữ lượng cổ phiếu nhiều nhất và họ là người chi phối chính, cũng tại thời điểm giá bắt đầu tăng sẽ xuất hiện các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhảy vào mua. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ này thường không nắm giữ cổ phiếu trong suốt thời gian uptrend, họ thường có xu hướng nhanh chóng chốt lời dẫn đến sự xuất hiện các phiên điều chỉnh. Smart money họ sẽ là người sở hữu cổ phiếu trong suốt quá trình uptrend có thể là hàng năm trời. Nhưng những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường coi những phiên tạm dừng để tích lũy lại giống như là việc xu hướng uptrend đã kết thúc nên họ thường sẽ bán chốt lời ở giai đoạn này. Smart money sẽ tận dụng những giai đoạn tích lũy lại để tích lũy thêm cổ phiếu. Wyckoff sử dụng các giai đoạn tích lũy lại này để gia tăng hoặc mua mới cổ phiếu.

    Khi một xu hướng uptrend vận động, sự vận động của giá bị chi phối bởi hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư ngắn hạn, điều này trái ngược với việc đầu tư dài hạn. Trong một khoảng thời gian, sự vận động tăng giá có thể tạo ra một mức lợi nhuận lớn. Giá tăng với biên độ giá lớn (theo khung thời gian ngày hoặc tuần) và khối lượng cao. Sự biến động giá lên hoặc xuống mạnh là dấu hiệu của các giai đoạn cuối của một xu hướng và đây là tín hiệu kiệt sức trong quá trình tăng giá. Ở những phần trước khi nói về xu hướng, chúng ta đã nói rằng tín hiệu thông thường khi kết thúc giai đoạn tăng giá là xuất hiện một phiên tăng giá vượt qua đường kháng cự trên của kênh xu hướng. Một phiên như vậy là một tín hiệu cơ bản chỉ ra sự kiệt sức và thường trùng với tín hiệu mua quá mức (Buying Climax) tức là giá dừng tăng. Xu hướng tăng đã quá nóng vì vậy giá sẽ dừng đà tăng. Điểm mua cực đại là tín hiệu bắt đầu của một trong hai tín hiệu: Phân phối hoặc tích lũy lại. Điều này rất quan trọng bởi vì một tín hiệu kết thúc và tiếp tục xu hướng uptrend trước đó, cái còn lại chấm dứt xu hướng tăng và chuẩn bị vào giai đoạn downtrend. Wyckoff sẽ giúp chúng ta hiểu sự khác biệt giữa hai kịch bản này.

    Quá trình tích lũy lại và phân phối đều bắt đầu với những tín hiệu tương tự nhau theo cùng một cách thức. Đây là một hành động dừng lại xu hướng trước đó. Cả hai giai đoạn thường diễn ra trong thời gian dài. Tuy nhiên trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu trường hợp tích lũy lại.

    Ban đầu, hãy tìm các điểm ST của vùng BCLX và AR. Sự vận động của giá sẽ biến động mạnh với sự hồi phục mạnh lên vùng kháng cự và điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường sẽ không giữ được hàng vì sự biến động lớn này. AR sẽ khiến các nhà giao dịch ngắn hạn bị mất hàng hoặc bị thua lỗ. Nhưng sau đó nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy sự biến động của giá đã thu hẹp dần. Việc giá chạm đường hỗ trợ và tăng trở lại sẽ mất nhiều thời gian và ở cuối giai đoạn tích lũy lại khối lượng thường thấp dần và biên độ giá hẹp dần ở những phiên điều chỉnh.

    Sau điểm BCLX một tín hiệu AR sẽ xuất hiện, đó là một sự điều chỉnh mạnh hơn những lần điều chỉnh trước đó. Nếu chúng ta chưa chắc chắn thì khi xuất hiện tín hiệu này đây là tín hiệu xác nhận điểm BCLX. Chúng ta sẽ đánh dấu điểm BCLX và AR và ngay lập tức vẽ đường kháng cự tại đỉnh của BCLX và đường hỗ trợ ở mức thấp AR. Những thuật ngữ này giống như ở giai đoạn tích lũy.

    Chúng ta theo dõi sự vận động của giá ở vùng kháng cự và hỗ trợ trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Trong thời gian đó, bạn sẽ nghiên cứu sự vận động của giá và khối lượng để xác định xem liệu đây là một giai đọan tích lũy lại hay là sự phân phối.

    Giai đoạn tích lũy lại có rất nhiều đặc điểm khác với giai đoạn phân phối, dưới đây là một ví dụ. Sự hấp thụ xảy ra trong khu vực tích lũy. Ở vùng giá Creek (con sông) chúng ta thấy biên độ giá và khối lượng đều giảm, đây là dấu hiệu cho thấy quá trình tích lũy sắp kết thúc. Sau khi hấp thụ hoàn tất, giá sẽ break khỏi đường kháng cự và tiếp tục xu hướng uptrend trước đó. Đây là thời điểm bạn mở ra vị thế mua mới.

    Chỉ có một giai đoạn tích lũy ở giai đoạn của xu hướng uptrend, nhưng có rất nhiều giai đoạn tích lũy lại trong suốt xu hướng uptrend.

    Ví dụ trên của chỉ số DJIA có 4 giai đoạn tích lũy lại từ khi bắt đầu xu hướng uptrend.

    Tích lũy lại là giai đoạn có thể xuất hiện ở cả chứng khoán, tiền ảo, trái phiếu, tiền tệ,… Và chúng xảy ra trong mọi khung thời gian như: ngày, tuần, tháng. Trên đây là biểu đồ cho thấy sự tích lũy lại của giá vàng GLT theo khung thời gian tháng. Khi nhìn ở khung thời gian lớn này chúng ta thấy giai đoạn tích lũy lại nhìn rất rõ.

    Trong phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu các mẫu hình tích lũy lại khác nhau. Để thành thạo điều này, bạn nên tự tìm kiếm các điểm tích lũy lại ở các cổ phiếu khác nhau và làm quen với nó. Những ví dụ trong cuốn sách này chỉ là 1 trong số ít các tình huống diễn ra. Nhưng các điểm mấu chốt của một quá trinhg tích lũy lại đều được xuất hiện trong những ví dụ này.

    Hành động ở phiên Spring

    Nếu trong giai đoạn tích lũy lại vẫn xuất hiện lực cung lớn thì có khả năng giá sẽ tiếp tục bị điều chỉnh về vùng hỗ trợ nhiều lần. Và tại các vùng hỗ trợ smart money sẽ tiến hành hấp thụ nguồn cung này. Nếu nguồn cung vẫn tiếp tục xuất hiện (dấu hiệu nhận ra là khối lượng tăng ở những phiên điều chỉnh) thì nhiều khả năng sẽ xuất hiện tín hiệu Spring quanh vùng hỗ trợ. Spring là điểm mà Smart money thực hiện để rũ bỏ nhà đầu tư nhỏ lẻ và hấp thụ thêm nguồn cung giá rẻ. Spring thường xuất hiện ở phần cuối của giai đoạn này và theo sau đó là giá tăng mạnh lên vùng kháng cự. Đây là một tín hiệu tốt cho quá trình tăng giá tiếp theo. Đây là phiên cổ phiếu được chuyển quyền sở hữu từ nhà đầu tư nhỏ lẻ sang nhà đầu tư mạnh hơn, nó là công cụ hữu ích để sửa chữa giống như khi sửa căn nhà bị mối ăn.

    Các mẫu hình tích lũy lại thường xuất hiện rất phổ biến. Đây là giai đoạn cổ phiếu dừng lại trước khi tiếp tục xu hướng uptrend. Giai đoạn tích lũy lại thường xuất hiện mức giá đáy của cả giai đoạn trong khoảng 1/3 đến 1⁄2 thời gian đầu tiên của cả giai đoạn. Sau phiên tạo đáy giá sẽ có xu hướng hồi phục trở lại đường kháng cự với các đáy sau cao hơn đáy trước. Sau khi giá Break lên khỏi nền tích lũy, sẽ có xu hướng tăng ổn định và mạnh mẽ để tiếp tục xu hướng uptrend trước đó. Trong thực tế sẽ xuất hiệu nhiều kiểu tích lũy lại khác nhau, chúng ta nên tìm hiểu để chuẩn bị kiến thức khi nó xuất hiện.

    Khi mẫu hình tích lũy lại hình thành bằng cách xuất hiện điểm BCLX và AR thì chúng ta vẽ đường kháng cự và hỗ trợ để xác định phạm vi biến động giá trong giai đoạn này.

    Trong ví dụ dưới đây là một dạng tích lũy lại. Ở đây chúng ta thấy sự hồi phục giá sau AR tạo ra các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Sự xuất hiện một loạt các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước cho chúng ta biết rằng vẫn còn nhiều lượng cung ở các mức giá thấp hơn. Điều này có vẻ giống như giai đoạn phân phối, nhưng thực tế thì không. Ở thời điểm này chúng ta phải chờ xuất hiện tín hiệu xác nhận đây là một giai đoạn tích lũy hay phân phối. Trường hợp này là giai đoạn tích lũy lại vì sau đó xuất hiện Spring. Tại điểm Spring smart money rũ bỏ hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ còn lại. Như chúng ta thấy trên biểu đồ, sau phiên Spring#2 giá hồi phục rất mạnh Break khỏi nền tích lũy và tiếp tục xu hướng uptrend trước đó.

    Cổ phiếu AAPL kết thúc đợt tăng giá trước đó tại điểm đảo chiều BCLX sau đó giá hồi phục trở lại. Chúng ta có đường kháng cự và hỗ trợ tại hai điểm này. Mỗi đỉnh sau đó thấp hơn đỉnh trước. Tín hiệu này cho chúng ta khả năng cao sẽ xuất hiện phiên Spring. Ở đây điểm Spring#2 xuất hiện. Hãy để ý đến khối lượng tăng đột biến ở Spring. Sau đó giá test lại Spring vào ngày hôm sau. Khối lượng giao dịch cao cho thấy ở mức giá dưới đường hỗ trợ vẫn có một lượng cung lớn. Smart money đang mua thêm cổ phiếu nhưng họ không biết liệu còn bao nhiêu nguồn cung ở mức giá thấp này. Đây là lý do vì sao ngày hôm sau giá được test lại mức giá hôm trước để test cung. Tuy nhiên phiên test này giá lại không giảm và khối lượng thấp hơn phiên Spring, tức là nguồn cung đã cạn kiệt. Sau đó giá tăng kèm khối lượng lớn ở những phiên sau và Break khỏi đường kháng cự và tiếp tục xu hướng uptrend trước đó. Hãy để ý khoảng GAP xuất hiện khi giá tăng Break khỏi đường kháng cự. Đây là tín hiệu xác nhận rằng nguồn cung đã cạn kiệt và giá sẽ dễ dàng tăng trong thời gian tới. Ở đây ta thấy nỗ lực tăng giá (khối lượng) rất ít nhưng kết quả (sự tăng giá) lại rất lớn tức là cung đã hết. Điểm mua ở đây là ở phiên test của Spring#2 và điểm cắt lỗ là dưới đáy Spring. Hoặc bạn có thể mua ở các điểm khi giá tăng mạnh kèm khối lượng lớn trong điểm mua này mức cắt lỗ bằng giá đặt mua.

    Đây là biểu đồ của SCHW. Trên biểu đồ chúng ta thấy xuất hiện UT khi giá test lại đường kháng cự, sau đó giá quay đầu giảm về đường hỗ trợ. Đỉnh tiếp theo thấp hơn một chút so với UT sau đó giá bất ngờ quay đầu giảm mạnh về lại đường hỗ trợ.

    Ở những trường hợp đã nghiên cứu chúng ta thấy giá sẽ thường có xu hướng tạo ra các LPS có đáy sau sao hơn đáy trước khi giá ở gần đường kháng cự. Tuy nhiên ở đây điều này không xảy ra. Giá ở đây có xu hướng vận động quanh nửa dưới của phạm vi giao dịch gần đường hỗ trợ. Điều này khiến cho các nhà dầu tư chán nản. Hành động Spring#3 giá điều chỉnh thấp hơn đường hỗ trợ với khối lượng giao dịch thấp. Khi khối lượng ở phiên Spring#3 thấp chúng ta có thể mở điểm mua ngay lập tức mà không cần chờ đến phiên test lại Spring#3. Như trên ta thấy cổ phiếu SCHW không xuất hiện phiên test lại Spring mà tăng ngay lên đường kháng cự và break khỏi nền tích lũy, Điểm cắt lỗ ở đây là mức giá dưới của Spring. Cũng giống như AAPL ở dây xuất hiện một GAP khi giá Break khỏi đường kháng cự. GAP ở đây cho chúng ta thấy rằng cung đã cạn và smart money gặp khó khăn trong việc mua thêm cổ phiếu. Sau SOS xuất hiện các phiên BUEC ở đường kháng cự. Đây chính là điểm mua gia tăng.

    Lưu ý điểm cắt lỗ là dưới đường kháng cự.

    Cách giao dịch trong vùng tích lũy lại:

    Khi một cổ phiếu bắt đầu xu hướng uptrend mạnh, xu hướng này có thể tồn tại trong một thời gian dài, một số trường hợp kéo dài vài năm. Nhưng cuối cùng, ngay cả đối với một xu hướng uptrend tốt nhất cũng cần dừng lại. Đấy là lúc cổ phiếu dừng tăng và vận động trong một vùng sideway trước khi bắt đầu một xu hướng mới uptrend hoặc downtrend.

    Với trường hợp tích lũy lại. Sau một thời gian tăng giá, nhiều cổ phiếu đã được sở hữu bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ và đám đông hoặc những người giao dịch ngắn hạn. Họ nhanh chóng bán ra mỗi khi cảm thấy đã có lời hoặc thị trường rung lắc. Điều này dẫn đến cổ phiếu bị yếu đi, và cần phải có giai đoạn tích lũy lại để rũ bỏ những nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc nhà đầu tư ngắn hạn. Đây là giai đoạn Smart money tiếp tục tích lũy lại.

    Vậy bản chất của việc tích lũy này là gì? Tại sao lại cần có giai đoạn tích lũy lại trong một xu hướng uptrend dài. Một số nhà đầu tư bắt đầu xuất hiện tâm lý thiếu kiên nhẫn ở giai đoạn tích lũy lại và họ chuyển sang những cổ phiếu khác. Ngoài ra một số nhà đầu tư dài hạn cũng chán nản và bán ra cổ phiếu của họ. Thường thì ở giai đoạn tích lũy lại này các Chuyên gia tài chính đều nhận định rằng giai đoạn uptrend đã kết thúc và sắp chuyển sang giai đoạn downtrend.

    Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu 2 ví dụ về giai đoạn tích lũy lại và cách chúng ta giao dịch ở giai đoạn này. Trong tương lai cũng ra sẽ nghiên cứu các trường hợp tích lũy lại khác.

    Một đặc điểm chung khi một giai đoạn tăng giá dừng lại khi xuất hiện một phiên quá mua (BCLX).

    Trong ví dụ này chúng ta thấy sau điểm BCLX, cổ phiếu DLTR điều chỉnh giảm 17.6% trong 04 tháng và kết thúc đợt điều chỉnh bằng phiên SCLX. Thông thường mức giảm mạnh nhất ở đầu giai đoạn tích lũy lại với biên độ giá lớn và khối lượng lớn. Sự suy giảm ở mức độ lớn như vậy có nghĩa rằng Smart money sẽ cần phải tích lũy lại cổ phiếu trong một khoảng thời gian và tích lũy thêm cổ phiếu. Một giai đoạn tích lũy lại điển hình thường thì giá sẽ giảm mạnh tạo đáy rồi bật tăng trở lại rất mạnh ở gần mức hỗ trợ. Ở giai đoạn này bạn hãy để ý đến những tín hiệu LPS tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đây chính là các điểm mở vị thế mua hoặc mua thêm. Sau phiên ST và LPS giá tăng khỏi đường kháng cự và test trở lại đường kháng cự (BUEC). Điểm mua tiếp theo là ở những điểm này. Lưu ý đặt trước mức giá cắt lỗ. Ở giai đoạn này chúng ta có thể xác nhận rằng đây chỉ là giai đoạn tích lũy lại chứ không phải giai đoạn phân phối.

    Đây là ví dụ về giai đoạn tích lũy lại của cổ phiếu BA. Giai đoạn tích lũy lại của BA kéo dài 3 năm. Cổ phiếu BA kết thúc giai đoạn tăng trước đó ở điểm BCLX và sau đó giá quay đầu giảm đột ngột đến vùng SCLX. BCLX và SCLX tạo ra đường kháng cự và hỗ trợ để xác định vùng giá vận động trong giai đoan này. Ở giữa giai đoạn tích lũy lại giá BA tạo đáy ở đường hỗ trợ và tại đây khối lượng giao dịch tăng cao, Đây là tín hiệu chứng tỏ Spring#2 xuất hiện. Sau đó xuất hiện nhiều phiên test lại phiên Spring. Tại những phiên test của Spring là điểm mua thăm gò đầu tiên với kỳ vọng giá sẽ tăng lên đường kháng cự sau đó tiếp tục xu hướng tăng. Tại thời điểm này giai đoạn tích lũy đã kéo dài hơn 1 năm. Thay vì giá Break khỏi đường kháng cự rồi tiếp tục xu hướng uptrend trước đó thì giá lại tiếp tục giao dịch quanh đường kháng cự trong hơn 1 năm. Sau phiên Spring#2 chúng ta thấy các đáy sau cao hơn đáy trước, đây là tín hiệu để chúng ta khẳng định rằng smart money đang tiến hành hấp thụ thêm cổ phiếu tại đường kháng cự. Hãy để ý những điểm mua và điểm dừng lỗ ở biều đồ này.

    Phân tích chi tiết giai đoạn tích lũy lại

    Tiếp theo chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu các đặc điểm về sự hình thành của giai đoạn tích lũy lại. Đây là một trong những thiết lập rất hữu ích và mạnh mẽ nhất mà phương pháp Wyckoff có thể làm để nhận biết một giai đoạn tích lũy lại. Hãy tập trung vào các biểu đồ trong phần này để làm quen với các dạng tích lũy khác nhau. Phương pháp Wyckoff nhấn mạnh các nguyên tắc ẩn chứa đằng sau hành động giá. Bởi vì chúng ta sẽ tập trung vào các nguyên tắc, chúng ta có thể phát hiện ra dấu chân của smart money và động cơ đằng sau hành động của họ. Bạn có thể thấy rất nhiều cấ trúc giá khác nhau nhưng bạn vẫn có thể phát hiện ra hành động của smart money và ý nghĩa của chúng. Tích lũy, tích lũy lại, phân phối, và phân phối tất cả đều có các thuộc tính tiết lộ động cơ và mục tiêu của smart money. Chúng ta cần rèn luyện để thông thạo sự biến động của giá để chúng ta có thể biết khi nào, ở đâu và làm thế nào để tham gia giao dịch cùng với smart money.

    Biểu đồ trên của AMZN, tại điểm BCLX chúng ta thấy tín hiệu kiệt sức. Điều này được xác nhận bởi sự suy giảm kéo dài về điểm AR.

    Tại thời điểm này có hai kịch bản có thể xảy ra:

    • Quá trình phân phối
    • Giai đoạn tích lũy lại bắt đầu.

    Trong cả hai trường hợp đều sẽ mất vài tháng đến một năm hoặc lâu hơn để cho một xu hướng mới. BCLX và AR trở thành mức kháng cự và hỗ trợ tạo ra một vùng giao dịch. Cổ phiếu AMZN mất 15 tháng để kết thúc giai đoạn tích lũy lại.

    Lưu ý cách mà cổ phiếu này vận động ở phần dưới của vùng tích lũy. Các nhà đầu tư cảm thấy chán nản mỗi khi giá giảm về đường hỗ trợ bật tăng trở lại nhưng không thể vượt qua đường kháng cự rồi lại điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ. (Smart money họ rất hiểu điều này và hiểu xu hướng tâm lý của đám đông nhà đầu tư nhỏ lẻ).

    Giá bắt đầu có sự biến động tích cực khi xuất hiện phiên Spring và phiên test cung thành công, giá đã tăng rất mạnh vượt qua mức kháng cự gần nhất (màu đỏ). Điểm BUEC ở quanh mức giá 375$ cũng cho thấy một sự thay đổi tích cực như biên độ giá siết chặt lại và khối lượng ít dần trước khi giá break khỏi nền tích lũy. BUEC thứ hai xuất hiện ở trên đường kháng cự và giá không bị điều chỉnh trở lại đường kháng cự trước đó. Đây là một sự vận động của uptrend.

    Hiện tượng khối lượng tăng khi giá điều chỉnh về lại đường hỗ trợ là tín hiệu về sự hấp thụ của smart money. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều nguồn cung bên ngoài và giá có thể sẽ được điểu chỉnh trở lại đường hỗ trợ cho đến khi nào smart money thấy rằng nguồn cung đã cạn kiệt (Thể hiện qua việc giá giảm kèm theo khối lượng giảm tại vùng hỗ trợ).

    Trong ví dụ của cổ phiếu AAPL, giai đoạn tích lũy lại xuất hiện sớm sau một đoạn tăng mạnh và chỉ kéo dài trong vài tháng. Trong một xu hướng uptrend tích cực, mức thấp đầu tiên của giai đoạn tích lũy lại thường là thấp nhất như trường hợp 2 phần tích lũy lại của AAPL. Các nhà đầu tư thường sẽ mặc nhầm lẫn đây là vùng phân phối ở đỉnh.

    Lưu ý ở lần tích lũy lại thứ 2 xuất hiện mẫu hình vai đầu vai. Khối lượng thường sẽ giảm ở nửa cuối của giai đoạn tích lũy lại, trong khi khối lượng ở mức cao ở trong giai đoạn phân phối. Khi tiếp tục xu hướng tăng ở điểm JAC, khối lượng tăng lên ở những phiên tăng, sau đó giá điều chỉnh trở lại ở phiên LPS và BUEC.

    Trong ví dụ của cổ phiếu PII, một điểm BCLX xuất hiện theo sau là điểm AR. Khối lượng giảm trong quá chỉnh AR là dấu hiệu sớm cho thấy đây là giai đoạn tích lũy lại. Trong ví dụ này, AR là mức thấp nhất trong vùng tích lũy lại. Phần lớn thời gian sau đó giá vận động ở nửa dưới của vùng tích lũy nhưng không thể điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ. Đây là thời gian smart money sử dụng để mua càng nhiều cổ phiếu càng tốt. Mức tăng sau điểm LPS kèm theo một sự tạm dừng ngắn (JAC).

    Biểu đồ trên của cổ phiếu Micron Technology, chúng ta thấy tại các vùng hỗ trợ khối lượng tăng cao, chúng ta thấy giá bị điều chỉnh về lại đường hỗ trợ. Khối lượng tăng ở đường hỗ trợ sau đó giá hồi phục là bằng chứng cho thấy Smart money đang hấp thụ cổ phiếu tại vùng này.

    Ở các đợt điều chỉnh về đường hỗ trợ tiếp theo ta thấy khối lượng giảm dần, điều này chứng tỏ nguồn cung đang cạn dần do sự hấp thụ của smart money. Đây là tín hiệu cho thấy quá trình tích lũy lại gần như hoàn tất. Ngoài ra chúng tôi cũng cố gắng vẽ các đường kháng cự ngắn hạn trong vùng tích lũy (đường màu đỏ). Khi giá break khỏi những đường kháng cự nhỏ này, đây là tín hiệu quan trọng thể hiện xu hướng uptrend sẽ tiếp tục.

    BOFI có một đợt tăng giá đáng kể kèm theo đó xuất hiện điểm BCLX. Đây thực sự là một phiên tạo đỉnh, tuy nhiên chúng tôi vẫn cho rằng đây là một giai đoạn tích lũy lại vì nó có nhiều dấu hiệu của một giai đoạn tích lũy lại. Phải mất gần 1 năm để hoàn thành giai đoạn tích lũy lại, tức là khoảng 2 năm từ trước khi xuất hiện điểm BCLX. Mức thấp nhất cuối cùng là phiên Spring#2 xuất hiện với mức giảm rất sâu qua đường hỗ trợ. Phiên Spring tạo ra một đợt tăng giá mạnh lên gần đường kháng cự của giai đoạn tích lũy này và Break lên khỏi đường kháng cự, đây là tín hiệu SOS. Sau khi giá vượt qua đường kháng cự, giá đã điều chỉnh lại đường kháng cự trước đó sau đó tăng trở lại. Đây là điểm BUEC (LPS). Đường kháng cự bây giờ trở thành đường hỗ trợ mới.

    WDC mất 3 năm để tích lũy lại. Ngảy cả trên quy mô lớn như vậy nhưng nó vẫn có các đặc điểm của một quá trình tích lũy lại. Phiên test Spring #2 chính là điểm mua đầu tiên. Sau đó xuất hiện JAC và hai LPS, tiếp thoe là BUEC. Đây là những điểm tốt nhất để mua gia tăng cổ phiếu. Hãy quan sát kỹ những điểm được khoanh tròn màu xanh, nó là các đoạn tích lũy lại ngắn hạn.

    Đây là biểu đồ theo khung thời gian tháng của WDC. Chúng ta thấy ở biểu đồ trên chúng ta không thấy được đỉnh giá ở năm 1997. Tại vùng giá đó của 5 năm trước tạo ra một mức kháng cự mạnh vì vậy sự tích lũy lại là cần thiết. Hãy để ý những điểm khoanh tròn màu đỏ, bạn nên phóng to ra để nghiên cứu các đặc điểm ở đó.

    EXPE hầu như nằm trong tay của smart money. Mức thấp nhất đầu tiên là đáy của quá trình tích lũy lại, các đáy sau đó đều cao hơn mức này. Điều này nghĩa là cổ phiếu đang được mua mạnh bởi smart money trong suốt quá trình tích lũy lại. Ngoài ra bạn sẽ thấy các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Điểm LPS, JAC và BUEC là những điểm tuyệt vời để bạn gia tăng cổ phiếu. Điểm BUEC điều chỉnh giá về đường kháng cự trước đó với khối lượng thấp thể hiện rằng nguồn cung đã cạn kiệt và sẵn sàng cho một giai đoạn tăng mới.

    Cổ phiếu AZO xuất hiện các giai đoạn tích lũy lại trong một xu hướng uptrend. Khối lượng tăng ở những điểm Spring là tín hiệu tốt thể hiện giai đoạn tích lũy đã kết thúc. Cả hai lần tích lũy lại đều xuất hiện tín hiệu Spring#3, đây là thời điểm tốt để bạn mua cổ phiếu.

    Trong ví dụ này chúng ta thấy sự hiệu quả khi sử dụng đường xu hướng. Trên biểu đồ theo khung thời gian tuần, được xu hướng được vẽ tại hai mức thấp liền kề (Mũi tên màu đỏ). Đường thẳng song song được vẽ phía trên là đường kháng cự (quá mua).

    Lưu ý hiện tượng mua quá mức xuất hiện sau đó giá điều chỉnh mạnh trở lại đường kênh xu hướng, đây có thể là tín hiệu tích lũy lại hoặc bắt đầu phân phối. Trong cả hai trường hợp đều xuất hiện tín hiệp xu hướng tăng đã dừng lại.

    Kỹ thuật đảo ngược để xác định đường kháng cự (quá mua) trên biểu đồ tháng cho cùng kết quả, đây là phương pháp sử dụng cho dài hạn. Với việc sử dụng kỹ thuật đảo ngược để xác định đường xu hướng, đường quá mua được vẽ đầu tiên bằng cách nối các đỉnh liền kề (khoanh đỏ). Vào thời điểm năm thứ 6 của xu hướng uptrend giá đã vượt qua đường quá mua và trở thành vùng quá mua.

    Bài viết tương tự

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcTR – Trading rangesAR – Automatic Rally (Sự hồi phục tự nhiên)SC/SCLX – Selling Climax (Điểm quá bán)SB/SBLX – Buying ClimaxPS – Preliminary...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Khái niệm downtrend là gì?II. Thực hành từ các ví dụ thực tếTiếp tục phân phối I. Khái niệm downtrend là gì?...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Khái niệm về giai đoạn đoạn phân phối là gì?Sơ đồ mô tả các loại mẫu hình phân phốiII. Thực hành từ...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Lý thuyết & các khái niệm1. Định nghĩa2. Hành động dừng lại của xu hướng downtrend3. Sơ đồ mô phỏng 2 kiểu...