Mục lục
Các bước trước khi giao dịch là phần giới thiệu tổng quát các chu kỳ và gợi ý các bước thực hiện trước khi tham gia giao dịch tương ứng với từng chu kỳ để có xác suất cao chiến thắng và hạn chế rủi ro thất bại.
I. Xác định xu hướng của thị trường chung
Xu hướng của thị trường
Hầu hết các cổ phiếu đều vận động theo xu hướng chung của thị trường. Do đó, bạn phải hiểu rõ xu hướng của thị trường chung và vị trí hiện tại trong xu hướng đó trước khi bắt đầu tham gia giao dịch. Bạn hãy dựa vào biểu đồ giá của chỉ số VNINDEX, VN30, HNINDEX, HNX30.
Có 3 khung thời gian khác nhau:
- Ngắn hạn: thường dùng chart giờ (ngày).
- Trung hạn: thường dùng chart ngày (daily).
- Dài hạn: thường dùng chart week (ngày).
Có 3 dạng xu hướng thị trường (khác với 4 chu kỳ của thị trường nhé):
- Uptrend
- Chỉ số hình thánh đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước.
- Nên tham gia vì xác suất chiến thắng cao.
- Downtrend
- Chỉ số hình thành đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước.
- Bạn không nên tham gia rủi ro thất bại cao.
- Sideway
- Chỉ số vận động trong một nền giá đi ngang.
- Bạn nên đợi đến khi giá break khỏi nền này để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường để tham gia.
Khái niệm đáy và đỉnh thị trường
Một xu hướng sẽ tiếp tục cho đến khi xuất hiện mẫu hình tạo đáy hoặc tạo đỉnh. Nếu bạn nhanh nhẹn bạn có thể tham gia sớm trước khi các mẫu hình đảo chiều hoàn thiện, nhưng một xu hướng vẫn chưa xác nhận đảo chiều cho đến khi giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ (S) hoặc kháng cự (R) quan trọng với khối lượng đủ lớn.
Ở giữa các giai đoạn xu hướng, chỉ số thị trường thường tạo nên các đỉnh và đáy trước khi đảo chiều. Bạn cần lưu ý rằng sự vận động ở đỉnh và đáy rất khác nhau. Vận động ở đỉnh thường diễn ra lâu hơn vận động ở đáy. Wyckoff phát hiện ra một số đặc điểm đặc biệt khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy trong 100 năm qua và nó vẫn xuất hiện cho đến hiện tại.
Việc cần lầm trước khi chúng ta chọn ra một danh mục cổ phiếu để giao dịch:
- Xác định một nhóm Ngành hoặc nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường.
- Nhóm cổ phiếu sẽ có khả năng cao dẫn dắt thị trường khi Uptrend.
- Nhóm cổ phiếu này sẽ tăng trước thị trường, nhưng cũng điều chỉnh trước thị trường.
- Một trong những tín hiệu tạo đỉnh của thị trường chính là khi nhóm dẫn dắt có tín hiệu tạo đỉnh trước.
Xu hướng downtrend thường kết thúc với một điểm bán cực đại (Selling climax- SC/SCLX) hoặc một điểm Spring, tức là giá giảm xuyên qua đường hỗ trợ nhưng giá đóng cửa lại tăng trở lại trên đường hỗ trợ (Breakdown thất bại).
- Ở thời điểm này tâm lý nhà đầu tư khá tiêu cực và họ hoàn toàn chán nản với khoản lỗ trong tài khoản của mình. Tại một số thời điểm, các nhà đầu tư cuối cùng cũng không trụ được và bán hết cổ phiếu họ đang nắm giữ. Giá giảm mạnh và thường xuyên phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
- Trong giai đoạn này giá có vẻ như đang rơi tự do, nhưng Smart Money họ đang chờ đợi, và khi họ bắt đầu mua vào sẽ làm giảm áp lực bán và giá tăng mạnh, giá đóng cửa sẽ ở mức cao hơn rất nhiều so với mức giá thấp nhất trong phiên.
Wyckoff sử dụng thông tin về khối lượng để xác nhận phiên đảo chiều, phiên Breakout hoặc tiếp tục xu hướng. Một phiên bán cực đại (selling climax) hoặc phiên Spring phải đi kèm với khối lượng cao đột biến để thể hiện sự tham gia mua vào của Smart Money. Điều này rất quan trọng vì nó thể hiện là smart money đã tham gia mua vào làm đảo chiều xu hướng. Khối lượng thấp cho thấy sự tham gia một cách hạn chế và nó có khả năng thất bại khá cao.
Tóm tắt: Ở cuối giai đoạn downtrend mà xuất hiện khối lượng lớn kèm theo giá ngừng giảm là dấu hiệu của smart money bởi vị ở thời điểm đó các nhà đầu tư đang thực sự hoảng loạn nên họ không thể đủ bản lĩnh để mua một lượng tiền lớn được.
Xu hướng uptrend thường kết thúc với một phiên tạo đỉnh BCLX (Buying climax) , sau đó giá điều chỉnh mạnh về AR (Automatic Rally) và bắt đầu đi vào vùng phân phối trước khi bắt đầu xu hướng downtrend
Như chúng tôi đã nói, vận động ở vùng đỉnh của thị trường không giống với vận động ở vùng đáy. Ở vùng đỉnh, giá thường vận động sideway trong một thời gian dài. Đây chính là giai đoạn phân phối của Smart Money. Nói cách khác, Smart money bán lượng cổ phiếu mà họ đã mua gom trước đó ở mức giá thấp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trước khi thị trường bắt đầu vào xu hướng downtrend.
Vị trí trong một xu hướng
Trong một xu hướng, giá có thể ở vùng quá bán (SC) hoặc quá mua (BC) hoặc ở đâu đó giữa xu hướng. Vị trí hiện tại so với xu hướng chung rất quan trọng, nó giúp xác định tỷ lệ rủi ro khi bạn mở vị thế mua hoặc bán.
Lý tưởng nhất là bạn nên mua trong một xu hướng uptrend khi chỉ số ở vùng quá bán (BC). Điều này có nghĩa là xuất hiện một phiên điều chỉnh hoặc phiên rũ bỏ trong xu hướng uptrend.
Tỷ lệ rủi ro sẽ cao nếu bạn mua ở những phiên quá mua (SC) trong một xu hướng uptrend.
Tương tự như vậy, rủi ro sẽ cao hơn nếu bạn bán ở những phiên quá mua trong một xu hướng downtrend. Tốt nhất là mở vị thế bán khi chỉ số ở vùng quá mua trong một xu hướng downtrend hoặc ở giữa xu hướng này. Hoặc bạn mở vị thế mua ở những vùng quá bán trong một xu hướng Uptrend
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch hoặc đầu tư, bạn phải xác định được xu hướng hiện tại của thị trường và xác định được vị trí hiện tại của bạn trong xu hướng đó. Thị trường ở vùng quá mua có nhiều khả năng sẽ bị điều chỉnh trở lại và nếu bạn tham gia mua ở thời điểm này bạn sẽ có nguy cơ lỗ rất cao. Tương tự, khả năng tăng giá trở lại rất cao khi thị trường ở vùng quá bán, ngay kể cả giá đang trong một xu hướng downtrend. Trong phái sinh, nếu mở vị thế Short ở vùng quá bán cũng có thể khiến bạn thua lỗ.
Lưu ý rằng một xu hướng uptrend bắt đầu với một giai đoạn tích lũy và sau đó bắt đầu quá trình uptrend. Một xu hướng downtrend bắt đầu với một giai đoạn phân phối và khi kết thúc giai đoạn phân phối giá sẽ giảm xuống các mức thấp hơn. Hiện tại ở Việt Nam đã có Phái Sinh nên chúng ta cũng có thể tận dụng để kiếm tiền trong giai đoạn downtrend.
II. Tìm kiếm cổ phiếu
Sau khi phân tích thị trường chung và xác định được xu hướng giao dịch, bạn sẽ chuyển sang việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ và tập trung vào giao dịch cổ phiếu đó dựa theo sự vận động của thị trường chung. Theo định nghĩa, phần lớn các cổ phiếu đều vận động cùng với xu hướng của thị trường. Do đó bạn cần tập trung hoàn toàn vào các điểm mua tiềm năng khi chỉ số của thị trường chung đang trong xu hướng uptrend. Ngược lại, bạn cần tập trung vào việc mở vị thế short tiềm năng khi chỉ số của thị trường chung đang ở xu hướng downtrend.
Có 4 bước trong quá trình lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ.
Bước 1: Bạn hãy bắt đầu bằng cách chọn ra một nhóm cổ phiếu hoặc một nhóm cụ thể có chỉ số sức mạnh lớn hơn thị trường. Đây chính là nhóm cổ phiếu sẽ dẫn dắt thị trường trong giai đoạn uptrend.
Bước 2: Bạn lọc ra trong nhóm này những cổ phiếu có chỉ báo sức mạnh lớn nhất.
Bước 3: Tìm kiếm các tín hiệu bằng cách sử dụng các mẫu hình và khối lượng.
Bước 4: Tính toán rủi ro và cơ hội để xác định tính khả thi trước khi bắt đầu giao dịch
Chỉ số sức mạnh tương đối
Wyckoff phân tích sức mạnh tương đối bằng cách so sánh giữa cổ phiếu và thị trường chung hoặc giữa các cổ phiếu khác nhau trong một nhóm Ngành, ông đặt chung các biểu đồ lại để so sánh.
Các nhóm ngành giữ điềm khi thị trường chung giảm điểm sẽ cho thấy sức mạnh tương đối của nhóm ngành đó. Các nhóm ngành không tăng điểm khi thị trường chung tăng điểm cho thấy sự yếu kém.
Ngoài việc theo dõi thị trường chung, bạn cũng phải chủ động sử dụng phương pháp phân tích chỉ số sức mạnh tương đối để lựa chọn cổ phiếu. Điều này có nghĩa là chỉ mua cổ phiếu có sức mạnh tương đối và tránh mua các cổ phiếu cho thấy sự suy yếu tương đối.
Lý do:
- Cổ phiếu có chỉ số sức mạnh tương đối có thể tăng với biên độ lớn hơn so với chỉ số của thị trường chung.
- Cổ phiếu có thể tăng điểm khi thị trường đi ngang.
- Cổ phiếu có thể tăng hoặc sideway khi thị trường chung điều chỉnh.
Để giữ được sự hài hòa với thị trường chung, bạn phải tìm kiếm điểm mở vị thế bán của cổ phiếu khi nhìn vào chỉ số sự yếu đuối tương đối.
- Một cổ phiếu có thể giảm giá mạnh hơn so với mức giảm của thị trường chung.
- Cổ phiếu phải giảm khi thị trường sideway.
- Cổ phiếu đó có thể giảm hoặc sideway khi thị trường chung hồi phục trong một xu hướng downtrend.
Quá trình lựa chọn cổ phiếu của Wyckoff luôn sử dụng chỉ số sức mạnh tương đối. Để xác định được những cổ phiếu tiềm năng cho quá trình uptrend, ông đã tìm kiếm những cổ phiếu hoặc nhóm Ngành đang vận động tốt hơn thị trường cả trong xu hướng và trong giai đoạn tích lũy.
Như trong ví dụ dưới đây. Wyckoff so sánh các vận động liên tiếp trong mỗi biểu đồ để kiểm tra sức mạnh tương đối hoặc điểm yếu tương dối của mỗi đợt tăng hoặc giảm trong cùng thời gian. Một biến thể của phương pháp này là xác định mức giá cao và giá thấp và đánh dấu chúng trên cả hai biểu đồ. Sau đó, ông có thể đánh giá sức mạnh của cổ phiếu bằng cách nhìn vào giá của nó so với những phiên trước đó; ông làm điều tương tự với biểu đồ dùng để so sánh.

Trong biểu đồ này, ông so sánh giữa cổ phiếu AAPL và chỉ số NASDAQ composite($COMPX), ở điểm 3, cổ phiếu giá cổ phiếu AAPL giảm về mức thấp hơn điểm số 1 trong khi chỉ số $COMPX ở điểm số 3 cao hơn điểm số 1. Điều này cho thấy cổ phiếu AAPL yếu hơn chỉ số $COMPX ở điểm số 3.
Mọi thứ được thay đổi vào tháng 2. Cổ phiếu AAPL đang khỏe hơn so với chỉ số $COMPX. Ở điểm số 5 mức giá của AAPL cao hơn điểm số 3 và điểm số 6 cao hơn điểm số 4; trong khi ở chỉ số $COMPX điểm số 5 thấp hơn điểm số 3 và điểm số 6 thấp hơn điểm số 4.
Trong cách lựa chọn cổ phiếu của Wyckoff, ông ấy sẽ mở vị thế mua ở những cổ phiếu mạnh hơn thị trường, giả sử rằng những cổ phiếu được chọn cũng đáp ứng các tiêu chí khác chứng tỏ rằng cổ phiếu đã hoàn thành giai đoạn tích lũy.
Trong thực tế, việc sử dung tỷ lệ sức mạnh tương đối có thể dễ dang loại bỏ các điểm không chính xác tiềm ẩn do sự khác giữa quy mô giá khác nhau giữa cổ phiếu và thị trường.
Sử dụng các con sóng để so sánh chỉ số sức mạnh tương đối
Đây là một công cụ mạnh mẽ khác trong việc phân tích biểu đồ đó là so sánh các sóng của giá cả. bằng cách so sánh sức mạnh tương đối của sóng mua, sóng bán, phương pháp của Wyckoff sẽ trang bị những kỹ năng để quyết định khi nào một cổ phiếu sẵn sàng để di chuyển và dẫn đầu (dẫn ssng, hoặc những cổ phiếu tăng trước thị trường). Khi chúng ta thấy dấu chân của smart money chúng ta sẽ có khả năng giao dịch hài hòa với họ.
Sức mạnh của các con sóng trong phương pháp Wyckoff là tự nhiên. Không có các chỉ báo, sức mạnh của sóng tập trung vào hành động của giá như một yếu tố quyết định điểm bắt đầu của một xu hướng chuyển động lớn sắp tới. Phân tích sức mạnh của sóng giúp bạn lựa chọn thời điểm mà cổ phiếu sẵn sàng dẫn đầu bằng cách vượt trội so với các cổ phiếu cùng nghành.

Đây là một ví dụ điển hình để chúng ta nghiên cứu. Để bắt đầu, hãy nghiên cứu các làn sóng mua (cầu) và bán (cung) trên đồ thị cổ phiếu CMG.
Hãy để ý đến các con sóng bán lớn ở mũi tên màu đỏ, điểm A là đỉnh điểm của một đợt bán cao trào (khối lượng thường là cao). Sóng B là một đoạn hồi phục ngắn. Sóng C là giai đoạn tiếp tục của sóng bán A.
Hãy so sánh sóng A với sóng C. Sóng C ngắn hơn nhiều so với sóng A mặc dù độ dốc của sóng C dốc hơn. Nguồn cung có thể cạn kiệt là lý do sóng C ngắn hơn. Bây giờ so sánh sóng D với sóng B. Sóng D có độ dốc và chiều dài hơn sóng B. Sóng E điều chỉnh bằng 1 nửa chiều cao sóng D. Sóng F có thể dễ gây nhầm lẫn khi phần hồi phục kém hơn sóng D.
Tại điểm F của con sóng giảm này xuất hiện điểm LPS đây là một phiên test cung trước khi giá breakout khỏi đường kháng cự của vùng tích lũy. Sóng G tăng mạnh. So sánh các sóng B,D và G, mỗi sóng sau mạnh hơn sóng trước. Hãy để ý sức mạnh của con sóng tại điểm C,E và F thường giảm bớt sức mạnh.
Bây giờ hãy so sánh sóng của CMG với chỉ số S&P500. Đây là một dạng phân tích độ bền tương đối. Hãy dành thời gian nghiên cứu từng sóng tăng và giảm để xác định nếu có dấu hiệu của một xu hướng tăng hoặc giảm trong đó. Bằng cách so sánh các sóng, chúng ta có thể thấy rằng CMG về cơ bản thì vận động cùng nhịp với thị trường tức là cùng xuất hiện sóng giảm A, hồi B và giảm C. Sự khác biệt bắt đầu xuất hiện ở sóng D, tại đó sự vận động của CMG mạnh hơn S&P500. Giá của CMG xuyên qua đường hỗ trợ và tạo mức giá thấp hơn đáy tước đó trong khi chỉ số S&P500 chỉ điều chỉnh bằng một nửa (không về mức đáy cũ). Khu vực điểm F là thú vị nhất. Chỉ số S&P500 chỉ có thể tăng lại đường hỗ trợ trước đó trong khi CMG lại tăng từ đường hỗ trợ lên đường kháng cự trên và breakout hẳn qua đường kháng cự. Đây là tín chiệu cho thấy chỉ số sức mạnh tương đối của CMG mạnh hơn S&P500. Sau đó chỉ số S&P500 giảm xuyên qua đường hỗ trợ về vùng giá thấp nhất (thực ra đây là phiên shakeout) trong khi CMG tạo các đáy sau cao hơn đáy trước. Chỉ số SPX tăng lên đường kháng cự sau đó lại điều chỉnh trở lại. hãy để ý những gì xảy ra với cổ phiếu CMG trong giai đoạn G. Nó Breakout khỏi đường kháng cự và bắt đầu một xu hướng uptrend mới. Việc phân tích sức mạnh tương đối ở các con sóng của CMG cùng với chỉ số SPX cho chúng ta thấy cổ phiếu CMG có chỉ số sức mạnh mạnh hơn SPX. Và nó là cổ phiếu dẫn sóng. Bằng cách phân tích các con sóng cung và cầu chúng ta thấy rõ ràng cổ phiếu CMG kết thúc quá trình tích lũy sớm hơn thị trường. Tức là cổ phiếu CMG sẽ tiếp tục là cổ phiếu dẫn sóng trong các đợt tăng tiếp theo.

Chúng ta sẽ tiếp tục so sánh sức mạnh tương đối của cổ phiếu APPL với chỉ số #SPX trong cùng khoảng thời gian 2008-2009. Trên biểu đồ chúng ta đánh dấu các sóng cung A,B,C,F của APPL yếu hơn của SPX. Hãy để ý ở sóng C xuất hiện một phiên Spring trong khi SPX lại tạo đáy mới cao hơn đáy đầu sóng D. Hãy nghiên cứu cẩn thận những con sóng này. APPL tạo ra các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước từ Đường C tới D. Đây thường là tín hiệu chỉ ra điểm yếu của APPL tuy nhiên cùng ở con sóng này thì chỉ số SPX lại yếu hơn APPL. Sau đó ở sóng E cổ phiếu APPL xuất hiện đợt hồi phục mạnh mẽ về lại phạm vi tích lũy trong khi SPX lại là sóng giảm Breakdown khỏi đường hỗ trợ. Đây chính là một dấu hiệu Change of Character (CoC) và là tín hiệu đầu tiên chỉ ra rằng cổ phiếu APPL sẽ là cổ phiếu dẫn đầu khi thị trường tăng trở lại. Ở cuối của sóng F là phiên Spring. So sánh các sóng cung ở F chúng ta thấy chỉ số SPX yếu hơn APPL. Kết thúc sóng F chỉ số SPX là phiên shakeout trong khi giá của cổ phiếu APPL vẫn ở trên đường hỗ trợ và xuất hiện phiên LPS. Đợt hồi phục ở sóng G chứng minh rằng cổ phiếu APPL là cổ phiếu dẫn sóng khi thị trường tăng trở lại. Thông thường thì chỉ số sức mạnh tương đối thường xuất hiện ở cuối của giai đoạn tích lũy, vì vậy bạn nên theo dõi liên tục trong giai đoạn cổ phiếu và thị trường đang tích lũy.
Phân tích theo nhóm Ngành hoặc nhóm cổ phiếu
Khi bạn đã xác định được xu hướng vận động của cả thị trường và vị trí hiện tại so với xu hướng đó, đây là lúc bạn bắt tay vào việc phân tích các nhóm cổ phiếu tác động lớn nhất lên thị trường. Có 9 đến 12 nhóm nghành trên thị trường chứng khoán và mỗi nhóm nghành có thể được chia ra làm nhiều ngành nhỏ khác nhau. Bạn có thể sử dụng 9 nhóm nghành để so sánh đồ thị giữa chúng với thị trường. Ngoài ra còn có hàng chục chỉ số nhóm Ngành như Ngân hàng, chứng khoán, BĐS,…. , nó có thể được sử dụng để đo lường hiệu suất của các nhóm Ngành.
Mặc dù thị trường chung đại diện xu hướng chung cho tất cả các cổ phiếu trên thị trường, nhưng có một số nhóm ngành nhất định sẽ dẫn dắt thị trường và một số nhóm ngành vận động yếu hơn thị trường. Mục tiêu là làm sao để tìm ra được nhóm Ngành vận động đồng pha với thị trường, cụ thể là khi thị trường tăng thì nhóm Ngành đó tăng, khi thị trường giảm thì nhóm Ngành đó giảm.
III. Một số thuật ngữ và công cụ sử dụng khi đọc biểu đồ giá
Mẫu hình giá và khối lượng
Hãy sử dụng mẫu hình giá đóng cửa và khối lượng để tạo ra các tín hiệu cho từng cổ phiếu riêng lẻ. Các mẫu hình tăng giá bao gồm điểm đảo chiều ở gần mức hỗ trợ, các điểm điều chỉnh(pullback) về mức 50% so mới mức tăng trước đó với khối lượng tăng đột biến. Các mẫu hình giảm giá bao gồm các phiên lỗ lực tăng giá thất bại (upthrust) ở gần mức kháng cự, điểm phục hồi kỹ thuật lên mức 50% so mới mức giảm giá trước đó, và xuất hiện khối lượng giao dịch lớn.
Điểm đảo chiều với khối lượng tăng đột biến
Đầu tiên, hãy lưu ý rằng thị trường chung và cổ phiếu nên ở trong cùng xu hướng uptrend. Khi xuất hiện một phiên đảo chiều, đây chính là dấu hiệu bắt đầu một xu hướng uptrend. Với việc xuất hiện khối lượng giao dịch tăng đột biến ở những phiên này là tín hiệu rất đáng tin cậy. Sau khi giá tăng lên mức cao hơn, cổ phiếu sẽ đi vào vùng tích lũy nền giá thứ 2 hoặc thứ 3 với các đường hỗ trợ mới ở mức giá cao hơn. Bạn nên quan sát kỹ sự vận động của giá đóng cửa và khối lượng khi điểu chỉnh về gần mức hỗ trợ. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở mức giá hỗ trợ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục và một phiên break khỏi nền tích lũy sắp xảy ra.
Tích lũy với khối lượng cao
Bạn nên đặc biệt lưu ý khi một cổ phiếu tích lũy với khối lượng tăng lên. Khối lượng cao phản ảnh mức độ quan tâm cao (lực cầu mạnh) nhưng sự tích lũy có nghĩa là có sự bế tắc ở đây. Các điều kiện như vậy có thể dẫn đến một phiên Breakout hoặc Breakdown. Bạn nên kiểm tra biểu đồ tổng thể để dự đoán và có hành động phù hợp khi xuất hiện sự xác nhận theo hướng Breakout hoặc Breakdown.
Ví dụ dưới đây cho thấy cổ phiếu Amgen (AMGN) tích lũy với khối lượng cao trước khi Breakout. Đầu tiên, lưu ý rằng cổ phiếu Amgen có chỉ số sức mạnh tương đối trong tháng 11. Chỉ số S&P 500 giảm về mức thấp hơn trong tháng 8- 9 và sideway trong tháng 11. Sức mạnh tương đối là đầu mối đầu tiên thể hiện khả năng cao sẽ xuất hiện các phiên Breakout.

Sau giai đoạn tăng giá từ tháng 8 đến tháng 9, cổ phiếu Amgen đi vào vùng tích lũy từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 12. Xuất hiện một phiên Spring khi giá điều chỉnh về mức hỗ trợ với khối lượng tăng cao vào cuối tháng 11, nhưng giá không Break khỏi đường kháng cự. Thay vào đó, giá tích lũy với các cột khối lượng lớn lớn. Có gì đó ở đây. Mặc dù sự tích lũy là một vận động tự nhiên về mặt kỹ thuật, nhưng khả năng cao giá sẽ tăng vì cổ phiếu có chỉ số sức mạnh tương đối và khối lượng giao dịch tăng cao ở điển đảo chiều trước đó (Spring). Cổ phiếu Amgen đã tăng mạnh với một GAP kèm theo khối lượng rất lớn. Tín hiệu này báo hiệu sự tăng vọt của giá từ 60 lên đến 68.
Bạn có thể đảo ngược cơ chế của mẫu hình đảo chiều tăng để có mẫu hình đảo chiều giảm giá. Trong một tình huống giảm giá, bạn sẽ tìm kiếm các cổ phiếu cho thấy sự suy yếu tương đối kèm theo các cột khối lượng tiêu cực (Khối lượng tăng cao ở những phiên giảm giá) và xuất hiện các mẫu hình giảm giá. Cổ phiếu có chỉ số sự yếu đối tương đối khi giá không tăng cùng với thị trường. Khối lượng tiêu cực xuất hiện khi khối lượng giao dịch ở những phiên giảm giá cao hơn khối lượng trung bình hoặc vượt quá khối lượng ở những phiên tăng điểm.
Có 3 mẫu hình tăng giá và tương ứng là 3 mẫu hình giảm giá. Thay vì xuất hiện khối lượng giao dịch cao ở những phiên đảo chiều (Spring) ở đường kháng cự trong giai đoạn tích lũy thì lại xuất hiện khối lượng cao ở những phiên giảm điểm khi giá xuyên qua đường hỗ trợ trong những phiên tích lũy. Sau khi giá hồi phục lên mức 50% sau một quá trình giảm, bạn hãy tìm kiếm một phiên đảo chiều với khối lượng cao, đó sẽ là tín hiệu tiếp tục xu hướng downtrend.
Tỉ lệ rủi ro và dừng lỗ
Sau mỗi lần mở vị thế mua, bạn nên xác định trước điểm cắt lỗ. Sau khi mua bạn nên theo dõi chặt để kịp thời phát hiện ra những thay đổi và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Nếu giá vận động gần mức bạn đặt lệnh dừng lỗ, bạn nên theo dõi chặt chẽ.
