Connect with us

    Hi, what are you looking for?

    Chiến lượt đầu tư

    Phần 1: Giới thiệu VSA và 3 quy luật quan trọng

    Trườc khi tìm hiểu sâu hơn về VSA bạn cần nắm được khái niệm và xem biểu đồ để mà bạn thấy phù hợp dễ dàng xem giá và khối lượng giao dịch như biểu đồ:

    • Biểu đồ thanh (Chart bar)
    • Biểu đồ chốt
    • Biểu đồ nến…

    Trong bài viết VSA được chia thành các phần như sau:

    Giới thiệu về Wyckoff

    Richard Demille Wyckoff (1873–1934) là một người tiên phong trong việc sử dụng phân tích kỹ thuật trong những năm đầu của thế kỷ 20 để nghiên cứu thị trường chứng khoán. Ông được coi là một trong 5 người khổng lồ về lĩnh vực phân tích kỹ thuật, cùng với Dow, Gann, Elliott, và Merrill. Ở tuổi 15, Ông bắt đầu làm việc cho một công ty môi giới chứng khoán ở New York, sau đó Ông mở công ty của riêng mình khi mới 20 tuổi. Ông cũng là người sáng lập của tạp chí phố Wall và chịu trách nhiệm là người biên tập ở đó trong 20 năm. Tạp chí đó đã có 200.000 người theo dõi. Wyckoff là một người luôn khaokhát được học hỏi trên thị trường chứng khoán.

    Dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm của mình Ông tự xây dựng một phương pháp giao dịch cho riêng mình. Phương pháp này tập trung vào tìm kiếm các dấu hiệu xác nhận sự tham gia của Smart money dựa trên thông tin về giá đóng cửa, biên độ giá và khối lượng (VSA – Volume Spread Analysis). Sau khi xác định được các dấu hiệu mà smart money để lại, ông tiến hành giao dịch hài hòa với Smart money chứ không giao dịch ngược lại với họ. Ông không quan tâm đến phân tích cơ bản bởi vì theo Ông thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp và các thông tin cơ bản khác thực sự là rất khó để tiếp cận và không chính xác nếu sử dụng để phân tích. Hơn nữa, các thông tin này thường đã phản ánh vào giá khi nó đã được công khai cho công chúng.

    Sử dụng phương pháp này bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu bằng cách tận dụng các dấu hiệu của smart money và giao dịch hài hòa với họ thay vì làm ngược lại họ. Để đạt được đến một trình độ nhất định khi sử dụng phương pháp này, đòi hỏi bạn phải thực hành rất nhiều nhưng nó xứng đáng với sự nỗ lực của bạn.

    Các khái niệm cần nắm:

    Smart money là ai?

    Bất kỳ doanh nghiệp nào làm ăn tốt và có mức tăng trưởng tốt đều xuất hiện smart money đầu tư vào. Chúng tôi thấy smart money xuất hiện ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực. Ví dụ như kim cương, đồ cổ, xe hơi và rượu. Tất cả smart money này đều có mục đích chung: đó là họ cần tạo ra lợi nhuận từ chênh lệch giá để tồn tại.

    Smart money là một nhóm các nhà đầu tư cá nhân hoặc một tổ chức thực hiện việc mua vào một lượng lớn cổ phiếu nào đó sau đó đẩy giá lên và phân phối lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ mức mức giá cao hơn và thu về lợi nhuận.

    Điều quan trọng bạn phải hiểu rằng họ không hề kiểm soát thị trường. Họ thích nghi với các điều kiện của thị trường và tận dụng cơ hội đến với họ. Khi nào xuất hiện các các cơ hội của thị trường như sự hoảng loạn – chính là thời điểm smart money thấy mức giá đủ hấp dẫn và họ bắt đầu mua vào và bán ra qua hành động thao túng giá, nhưng họ chỉ có thể làm như vậy nếu điều kiện thị trường cho phép.

    Do đó, bạn không thể nói rằng smart money kiểm soát thị trường. Không một ai có thể kiểm soát thị trường trong bất cứ thời điểm nào.

    Dựa trên những năm quan sát hoạt động giao dịch của Smart money, Wyckoff phát hiện ra rằng:

    • Smart money họ lên kế hoạch một cách cẩn thận sau đó thực hiện kế hoạch và kết thúc quá trình của họ đã vạch ra.
    • Smart money tìm cách thu hút đám đông các nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu mà họ đã mua một số lượng lớn trước đó bằng cách thực hiện các lệnh giao dịch mua bán với khối lượng lớn và họ tìm cách đưa các thông tin tốt về cổ phiếu trên các phương tiện truyền thông.
    • Bạn cần nghiên cứu kỹ biểu đồ giá để tìm ra hành vi giá và động cơ thực sự của smart money, những người đang thao túng nó.
    • Bằng việc bỏ thời gian nghiên cứu và thực hành, bạn có thể đọc được hành vi của smart money ẩn chứa đằng sau sự vận động của giá. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ có cơ hội rất lớn để kiếm về lợi nhuận bằng cách giao dịch hài hòa với smart money.

    Vùng giao dịch sideway (TR)

    Mục tiêu của phương pháp Wyckoff là tìm cách xác định thời điểm tham gia thị trường ở vị thế bán hoặc mua bằng cách dự đoán xu hướng vận động của giá trong tương lai.

    Trading ranges (TRs) là nơi mà xu hướng trước đó (uptrend hoặc downtrend) đã dừng lại và có sự cân bằng tương đối giữa Cung – Cầu (Giai đoạn sideway).

    Trong giai đoạn này, Smart money họ đang chuẩn bị cho động thái tăng/ hoặc giảm tiếp theo khi họ tích lũy lại hoặc tiếp tục phân phối. Trong cả trường hợp tích lũy hoặc phân phối, smart money đều đang tích cực mua và bán, sự khác biệt là trong giai đoạn tích lũy thì họ mua nhiều hơn bán, trong khi ở giai đoạn phân phối thì họ bán nhiều hơn mua. Mức độ tích lũy hoặc phân phối xác định khả năng vận động tiếp theo khi kết thúc giai đoạn TR.

    Chu kỳ của thị trường

    Mỗi chu kỳ có 4 giai đoạn vận động giá tạo nên chu kỳ thị trường chứng khoán:

    Trong mỗi giai đoạn giá cổ phiếu sẽ vận động theo đặc trưng riêng. Những người sử dụng phương pháp của Wyckoff họ có kỹ năng để phân biệt các giai đoạn vì vậy họ sẽ biết khi nào tham gia và khi nào không. Trong các phần sau, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về từng giai đoạn vận động của giá.

    Đường xu thế – Trend line

    Có 3 xu thế của thị trường, chi tiết các xu thế này ra sao thì sẽ chia sẽ trong phần sau:

    • Uptrend
    • Downtrend
    • Sideway

    Khi vẽ các điểm đỉnh thành đường hoặc các điểm đáy thành đường đướng thẳng đó là đường xu thế và giữa đường đó sẽ tạo ra 1 kênh xu thế như hình bên dưới.

    Uptrend:

    Khi xu thế tăng chuyển thành giảm thì bạn sẽ thấy hiện tượng gãy kênh.

    Khi xuất hiện một trạng thái mua quá đà thì sẽ quay lại kênh đến khi chạm support tăng lại thì vẫn tiếp tục xu thế và chưa bị gãy kênh.

    Khi xuất hiện một trạng thái mua quá đà thì sẽ quay lại kênh đến khi vượt qua support lại thì xuất hiện xu hướng đảo chiều.

    Downtrend:

    3 quy luật quan trọng

    1. Quy luật Cung – Cầu xác định xu hướng vận động của giá.

    Quy luật này là nội dung chính của phương pháp mà Wyckoff sử dụng đề giao dịch và đầu tư.

    • Khi Cầu lớn hơn Cung, giá sẽ tăng;
    • Khi Cung lớn hơn Cầu, giá sẽ giảm.

    Bạn có thể nghiên cứu sự mất cân đối giữa Cung – Cầu bằng cách so sánh Giá và khối lượng. Quy tắc này rất đơn giản, nhưng để nắm bắt được một cách chính xác Cung – Cầu trên biểu đồ và hiểu được ý nghĩa thực sự của các mẫu hình thì bạn cần phải học và thực hành rất nhiều.

    Cách phân tích Cung – Cầu dựa trên các biều đồ giá bằng cách quan sát giá đóng cửa, biên độ giá và khối lượng là nội dung chính trong phương pháp của Wyckoff.

    Ví dụ:

    Một thanh upbar có biên độ rộng kèm theo khối lượng lớn hơn mức trung bình có nghĩa là xuất hiện lực Cầu lớn hơn Cung.

    Ngược lại, một thanh downbar có biên độ rộng kèm khối lượng lớn nghĩa là Lực Cung lớn hơn Cầu.

    2. Sử dụng quy luật nguyên nhân – kết quả (cause – effect)

    Quy luật này giúp bạn dự đoán mức giá kỳ vọng bằng cách xác định mức độ tiềm năng của một xu hướng đang hình thành từ nền tích lũy hoặc phân phối (Tăng khỏi nền hoặc giảm khỏi nền).

    Quy luật này có thể được xem là quá trình tích lũy hay phân phối ở nền giá và cách mà giá sẽ vận động sau khi kết thúc quá trình này (Tăng lên nếu là tích lũy và giảm nếu là phân phối).

    Lưu ý:
    Theo kinh nghiệm của tôi thì bất cứ cổ phiếu nào có mức tăng giá đủ tốt đều có thời gian tích lũy tối thiểu là 1-2 tháng

    Các cổ phiếu có nền tích lũy càng dài thì mức lợi nhuận đem lại trong uptrend sẽ càng cao. Có một số trường hợp cổ phiếu vẫn tăng khoảng 20-30% nhưng thời gian tích lũy lại rất ngắn (khoảng 1-2 tuần) thì giá cũng chỉ có thể tăng trong ngắn hạn và giảm trở lại rất nhanh.

    3. Quy luật nỗ lực(effort) và kết quả

    Quy luật này cung cấp một cảnh báo sớm về một sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra trong tương lai gần. Sự phân kỳ giữa giá và khối lượng thường cho thấy sự thay đổi theo xu hướng giá.

    Trong quy luật này khối lượng đại diện cho nỗ lực, sự biến động của giá đại diện cho kết quả.

    Nỗ lực đẩy giá – Kết quả giá có tăng không? hoặc Nỗ lực đạp giá – kết quả giá có giảm không?

    • Giá cổ phiếu tăng và khối lượng tăng là tín hiệu tốt.
    • Giá cổ phiếu tăng và biên độ giá tăng ít dần mà khối lượng lại tăng mạnh là tín hiệu không tốt. Điều này có nghĩa là Nổ lực đẩy khối lượng tăng nhưng kết quả giá không tăng tương xứng thì sẽ thay đổi xu thế sắp tới.

    Ví dụ:

    khi có khối lượng giao dịch tăng cao (nỗ lực lớn) nhưng biên độ giá lại hẹp sau một quá trình tăng giá mạnh và giá đóng cửa không tạo ra một mức cao mới (nỗ lực đẩy giá không có kết quả), điều này cho thấy smart money đang bán ra cổ phiểu mà họ nắm giữ, điều này có thể sẽ dẫn đến việc thay đổi xu hướng tăng trong thời gian tới.

    Ví dụ minh hoạ về 3 quy luật

    Trên biểu đồ chúng ta thấy khi cung vượt cầu, giá giảm và kênh xu hướng giảm trong hộp màu đỏ. Đây là lúc cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong hộp màu vàng là vùng vận động sideway, ở đó cung cầu cân bằng. Chúng ta sẽ tìm dấu chân của smart money ở trong giai đoạn giá vận động sideway này để xác định xem đây là giai đoạn tích lũy hay phân phối. Nếu trong giai đoạn này xuất hiện sự hấp thụ cổ phiếu thì đây là giai đoạn tích lũy. Khi sự tích lũy hoàn thiện tức là bắt đầu xuất hiện sự mất cân bằng giữa cung và cầu theo hướng cung
    cạn dần và cầu tăng. Tại đây, thậm chí một sự gia tăng nhẹ của cầu cũng có thể khiến cho giá Break thoát khỏi hộp màu vàng và tiến vào hộp màu xanh.

    Sự mất cân bằng giữa cung và cầu tạo ra tiềm năng cho một xu hướng mới sau đó. Ở đây quy luật nỗ lực và kết quả được thể hiện thông qua khối lượng và biên độ giá. Hãy để ý ở đầu của hộp màu vàng, khối lượng tăng khi giá giảm dẫn đến giá giảm với biên độ rộng. Tại đây chúng ta thấy nỗ lực thông qua khối lượng lớn khiến giá giảm mạnh. Tức là có sự hài hòa giữa nỗ lực và kết quả. Khi Nỗ lực nhưng kết quả thu được không tương ứng khiến xu hướng hiện tại sắp dừng lại.

    Trường hợp này xuất hiện ở cuối hộp màu đỏ khi nỗ lực lớn (khối lượng lớn) ở chiều giảm nhưng không làm cho giá giảm tương ứng (biên độ giá thu hẹp). Lúc này nỗ lực không tương xứng với kết quả. Hay nói cách khác nỗ lực giảm giá không đem lại kết quả. Trên biểu đồ chúng ta thấy xuất hiện 3 tuần giá giảm xuống mức thấp nhất ở tháng 11/2008. Mỗi tuần có khối lượng cao nhưng ta thấy biên độ giảm lại thu hẹp dần so với tháng 10/2008. Đây là một hành động nỗ lực giảm giá nhưng không đem lại nhiều hiệu quả so với nỗ lực bỏ ra. Một lần nữa chúng ta thấy ở
    đây nỗ lực và kết quả không tương xứng với nhau. Đây là bằng chứng sớm cho thấy xu hướng giảm sẽ dừng lại.

    Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang xu hướng tăng ở hộp màu xanh. Hãy để ý đến nỗ lực tăng giá thông qua cột khối lượng. Ở thời điểm giá breakout khỏi nền tích lũy, xuất hiện các thanh upbar với biên động rộng tạo nên các mức giá mới cao hơn trong mỗi tuần. Chúng ta thấy có một nghịch lý ở đây là khối lượng giảm dần ở các thanh upbar. Điều này ngược lại với suy nghĩ thông thường rằng giá sẽ tăng kèm theo khối lượng lớn. Tuy nhiên trong hoàn cảnh này cổ phiếu đã được hấp thụ hết bởi smart money trong giai đoạn tích lũy vì vậy lượng cung còn lại rất ít. Điều này dẫn đến không cần quá nhiều nỗ lực để đẩy giá cũng làm cho giá tăng rất mạnh. Đây là tín hiệu đầu tiên của một xu hướng uptrend sau đó.

    Ngược lại chúng ta thấy khối lượng trong tháng 5/2009 khi giá tăng sau một giai đoạn thì ta thấy nỗ lực lớn dần nhưng kết quả là biên độ giá lại hẹp dần, đây là dấu hiệu của việc xuất hiện lực cầu bán ra. Đây là thời điểm nỗ lực và kết quả không tương xứng với nhau. Đây có thể là dấu hiệu đợt tăng sắp dừng lại. Nỗ lực và kết quả là một khái niệm được áp dụng cho các biểu đồ theo khung thời gian ngày, tuần, tháng. Bạn nên nghiên cứu về trường hợp này mặc dù nó hơi khó.

    Bài viết tương tự

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcTR – Trading rangesAR – Automatic Rally (Sự hồi phục tự nhiên)SC/SCLX – Selling Climax (Điểm quá bán)SB/SBLX – Buying ClimaxPS – Preliminary...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Khái niệm downtrend là gì?II. Thực hành từ các ví dụ thực tếTiếp tục phân phối I. Khái niệm downtrend là gì?...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Khái niệm về giai đoạn đoạn phân phối là gì?Sơ đồ mô tả các loại mẫu hình phân phốiII. Thực hành từ...

    Chiến lượt đầu tư

    Mục lụcI. Cách vẽ đường kênh xu hướng uptrend.II. Giai đoạn tích lũy lại I. Cách vẽ đường kênh xu hướng uptrend. Phương pháp...