Mục lục
Điểm xoay Pivot là gì?
Điểm xoay Pivot là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường trong các khung thời gian khác nhau. Bản thân điểm xoay chỉ đơn giản là giá trị trung bình của mức cao, thấp trong ngày và giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Vào ngày tiếp theo, nếu giá nằm trên điểm trục, về mặt lý thuyết, cho thấy tâm lý tăng giá đang diễn ra, trong khi nếu giá nằm dưới điểm trục cho thấy tâm lý giảm. Như vậy có thể thấy, điểm xoay Pivot được tính toán để xác định các mức tâm lý thị trường có thể thay đổi từ tăng sang giảm và ngược lại.

Cấu tạo điểm xoay Pivot
Điểm xoay Pivot sẽ có tất cả 7 đường bao gồm: đường chính được gọi là điểm trục hay điểm xoay Pivot, 3 đường nằm phía trên điểm xoay được đánh dấu là S1, S2 và S3 (3 đường hỗ trợ), 3 đường nằm dưới PP, gọi là 3 đường kháng cự, được đánh dấu là R1, R2 và R3.
Công thức tính điểm xoay Pivot
Trước khi đi tìm hiểu kỹ hơn về công thức tính của điểm xoay Pivot, các bạn lưu ý 1 điều, điểm xoay Pivot khác rất nhiều so với đường EMA, đường trendline, đường kháng cự và hỗ trợ… ở chỗ là Pivot Point bất di bất dịch, giống nhau trong mọi khung thời gian.
Công thức tính của điểm xoay được lấy từ chính giá cao, giá thấp và giá đóng cửa ngày hôm trước để tạo ra các mức R1,R2, R3, S1, S2, S3 và điểm trục Pivot cho biểu đồ của ngày hôm sau.
Chính nhờ vậy sẽ giúp trader có thể bám sát được các mức quan trọng trong suốt ngày giao dịch. Trong đó, điểm PP hay điểm xoay chính sẽ là mức giá quan trọng nhất trong ngày, là sự cân bằng giữa lực mua và lực bán hay lực tăng so với lực giảm.
Điều này cho thấy, khi giá cao hơn điểm xoay, thị trường sẽ tiến dần lên các mức S1, S2, hoặc S3 tức các vùng hỗ trợ, nhờ vậy sẽ được xem là tăng giá.
Ngược lại, nếu giá giảm nằm dưới điểm trục chính, tức giá sẽ tiến về các vùng R1, R2 hoặc R3 tức các vùng kháng cự, nhờ vậy thị trường sẽ được coi là giảm giá.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các bạn cùng theo dõi công thức sau đây của điểm xoay Pivot:
Pivot Point = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3
Trong khi đó các mức hỗ trợ hay S sẽ được tính như sau:
- S1 = (2 x Pivot Point) – Giá cao (kỳ trước)
- S2 = Pivot Point – (R1 – S1)
- S3 = Pivot Point – (R2 – S2)
Tương tự, các mức kháng cự sẽ được tính như sau:
- R1 = (2 x Pivot Point) – Giá thấp (kỳ trước)
- R2 = (Pivot Point – S1) + R1
- R3 = Pivot Point – (R2 – S2)
Nếu xem kỹ công thức trên bạn sẽ thấy rằng cả R1, R2, R3 và S1, S2,S3 đều lấy giá trị của điểm P hay điểm xoay chính dùng để tính toán.
Chính vì thế điểm xoay sẽ là mấu chốt quan trọng nhất, giống kiểu “người phán xử” xác quyết các mức R và S.
Không những vậy do dựa trên mức cao, thấp và đóng cửa của ngày hôm trước tính toán, nên giữa các mức từ R1, đến R2 hay R2 đến R3 hoặc S1 đến S2 chẳng hạn sẽ được gọi là các khoảng giá hay phạm vi giá.

Phạm vi các giá trị này càng rộng thì khoảng cách giữa các mức trong ngày giao dịch tiếp theo càng lớn. Tương tự như vậy, phạm vi giao dịch càng nhỏ, khoảng cách giữa các mức sẽ càng được thu hẹp vào ngày hôm sau.
Mối quan hệ giữa điểm PP với các mức R và S
PP luôn được xem là “con nhà người ta” nằm ở giữa trung tâm để từ đó các mức R và S sẽ soi chiếu vào. Trong đó, phía trên là các vùng S hay vùng hỗ trợ và phía dưới sẽ là các vùng kháng cự hay R. Chính vì cách sắp xếp này nên trader thường sẽ xét mối tương quan theo các cặp đối xứng như R1 với S1; R2 với S2; và R3 với S3.
Trong đó R1 điểm PP và S1 sẽ được quan tâm nhiều nhất, khi giá phá vỡ điểm xoay chính sẽ là mấu chốt để trader theo dõi vào lệnh, hành động này sẽ được gọi là giá phá vỡ điểm trục để tiến lên S1 hoặc dịch chuyển xuống R1. Tuy nhiên, điểm trục này thường không dễ gì phá vỡ ngay lập tức, giá sẽ dịch chuyển xoay quanh điểm này khá nhiều lần trước khi thực sự phá vỡ để tiến về R tức kháng cự hoặc S tức vùng hỗ trợ.
Hướng dẫn cách giao dịch với điểm xoay Pivot
Về bản chất, điểm xoay Pivot sẽ lấy điểm trục chính Pivot Point (PP) làm mẫu, theo đó nếu giá nằm trên điểm xoay PP được xem là 1 thị trường tăng giá. Như vậy công thức cơ bản nhất của điểm xoay Pivot trong giao dịch đó chính là:
- Thực hiện lệnh BUY nếu giá tiến lên vùng S1, S2 hoặc S3
- Thực hiện lệnh SELL nếu giá tiến xuống vùng R1, R2 hoặc R3
Để đạt tối ưu trong chiến lược mua bán, thường mình sẽ kết hợp PP với các tín hiệu MACD và MOM để phân tích chu kỳ thay đổi và xu hướng có tốt cho việc mua hay bán.

